Trẻ bị mất nước có sao không?
Trẻ bị mất nước là tình trạng cơ thể không được cung cấp đủ nước để duy trì hoạt động cơ thể. Cơ thể con người luôn bằng với khoảng 75% là nước. Chỉ thiếu đi khoảng 1% là đủ để xuất hiện những phản ứng rõ rệt. Hiện tượng mất nước thường xảy ra nhiều ở trẻ sơ sinh. Mỗi ngày, lượng nước trong cơ thể bé mất dần do tiểu tiện, đổ mồ hôi, khóc và thậm chí là thở. Mỗi lần con được cho bú, trẻ sẽ được bù đắp lại lượng nước đã mất. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh không được cung cấp đầy đủ nước mà cơ thể cần có thể dẫn đến hiện tượng mất nước. Điều này có thể khiến bé khó chịu, cáu gắt nên bạn cần nhận diện sớm.
Nguyên nhân trẻ bị mất nước
Mẹ không cho con bú thường xuyên hoặc đủ lâu
Trẻ sơ sinh nuôi bằng sữa mẹ nên được bú ít nhất 8 – 12 lần mỗi ngày (cả ngày lẫn đêm). Hãy đánh thức con dậy nếu bé không thức giấc dù đã đến giờ bú.
Ngậm núm vú sai cách
Khi con không ngậm được vú mẹ đúng cách, bé sẽ không thể lấy được lượng sữa cần thiết từ ngực của bạn.
Khả năng cung cấp sữa của mẹ kém
Nếu con yêu ngậm đầu vú mẹ đúng cách và được cho bú mỗi 2 – 3 giờ nhưng vẫn không có đủ sữa mẹ, vấn đề ở đây có thể bắt nguồn từ khả năng tạo sữa của mẹ ít.
Từ chối bú mẹ
Trẻ sơ sinh không muốn bú sữa sẽ phải chịu tình trạng cơ thể mất nước nhanh chóng.
Bệnh tật
Nếu đang mắc bệnh, con yêu có thể không muốn nạp bất cứ thứ gì vào người kể cả sữa mẹ. Cơn nghẹt mũi, đau có thể ảnh hưởng đến việc cho con bú.
Sốt
Sự gia tăng nhiệt độ cơ thể có thể làm con mất nhiều nước hơn. Thêm vào đó, bé cũng không thể bú sữa mẹ khi bị sốt.
Tiêu chảy
Tiêu chảy không phổ biến ở trẻ sơ sinh bú mẹ vì sữa mẹ thực sự giúp ngăn ngừa tình trạng này. Tuy nhiên, nếu con thật sự bị tiêu chảy thì việc mất nước thật sự rất nguy hiểm.
Dấu hiệu trẻ bị mất nước
Nếu trẻ sơ sinh bị mất nước, bé sẽ có những dấu hiệu sau:
- Khô môi
- Khô miệng
- Tiểu ít hơn 6 lần trong 24 giờ
- Không muốn bú mẹ
- Thóp mềm trên đỉnh đầu bé
- Không có nước mắt chảy ra khi con khóc
- Cáu gắt.
Điều trị cho trẻ bị mất nước
Uống bù nước
Để bù nước cho trẻ, bạn có thể cho trẻ uống oresol. Quá trình bù nước qua đường miệng kéo dài hơn 4 tiếng. Liều lượng oresol phụ thuộc vào trọng lượng của trẻ. Tốt nhất, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi bác sỹ, thầy thuốc. Sau 4 tiếng, đánh giá xem tình trạng mất nước của trẻ có khá hơn không.
Truyền nước
Các trường hợp mất nước nghiêm trọng phải được truyền nước, đặc biệt là khi trẻ bị mệt lả, lừ đừ. Bố mẹ lưu ý, chỉ nên cho trẻ truyền nước dưới sự giám sát của bác sỹ, y tá.
Thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, thuốc hạ sốt
Thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus không điều trị được mất nước nhưng giúp chữa khỏi nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy và nôn mửa.
Ngoài các biện pháp trên, bạn có thể thực hiện các bước sau để giúp trẻ bị mất nước nhanh chóng hồi phục:
Ăn thức ăn lỏng
Cho trẻ uống nước ép trái cây, sinh tố có chứa nhiều nước, như dưa hấu, chuối. Bạn cũng có thể cho trẻ uống nước dừa. Nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, loãng. Sữa chua cũng là lựa chọn tốt để chống mất nước.
Uống nhiều nước
Cho bé uống từng ngụm nước nhỏ, nhiều lần, đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Đừng cho trẻ uống nước trái cây và đồ uống thể thao bán sẵn trên thị trường, vì chúng có chứa đường và natri cao, có thể làm tăng mức độ mất nước. Nếu trẻ bị tiêu chảy, có thể cắt giảm sữa vì nó dễ gây phân lỏng.
Phòng ngừa tình trạng trẻ bị mất nước
Cho bé bú sữa mẹ mỗi 2 – 3 giờ. Nếu con vẫn còn ngủ, bạn hãy đánh thức trẻ dậy.
Đánh giá cách con ngậm vú. Nên đảm bảo rằng con ngậm vú mẹ đúng cách để có thể bú được đủ lượng sữa cần thiết.
Quan sát con kỹ lưỡng để quen với những dấu hiệu con đã no cũng như theo dõi số lượng tã ướt và bẩn của bé mỗi ngày và kiểm tra cân nặng thường xuyên.
Không nên mang trẻ sơ sinh ra ngoài trời khi nắng nóng hoặc độ ẩm cao. Nếu bố mẹ có công việc phải để trẻ ở ngoài, hãy giữ bé luôn ở trong bóng mát. Ngoài ra, việc cho con bú thường xuyên sẽ giúp bù lại lượng nước mà bé đã bị mất đi.
Nếu bé bị ốm hoặc tiêu chảy hơn 24 giờ, hãy đưa con đến bác sĩ khám để được điều trị và theo dõi. Tiếp tục cho con bú càng nhiều càng tốt trong khi trẻ đang trong quá trình chữa trị.
Kết luận
Trẻ bị mất nước là vấn đề khá phổ biến. Nhiều bố mẹ chỉ tập trung vào dinh dưỡng trong thức ăn và quên mất tầm quan trọng của nước. Thiếu nước, những chất dinh dưỡng sẽ rất khó hấp thụ vào cơ thể. Bố mẹ hãy chú ý bổ sung nước cho bé nhiều hơn. Chúc cả nhà luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ bị đau tăng trưởng là gì? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ đi tiểu ra máu có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ bị dị vật đường thở xử lý ra sao? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo