Trẻ bị polyp hậu môn có sao không?
Trẻ bị polyp hậu môn là một dạng tổn thương xuất hiện ngày càng nhiều. Polyp là có hình dạng như một hoặc nhiều khối u nhỏ mọc trong ống hậu môn. Polyp hậu môn rất dễ nhầm với bệnh trĩ do những biểu hiện giống nhau của bệnh này. Mặc dù polyp hậu môn là u lành tính tuy nhiên để lâu có thể phát triển thành ung thư đại trực tràng. Vì vậy, việc phát hiện sớm những dấu hiệu của polyp hậu môn sẽ giúp việc chữa dứt điểm được hiệu quả hơn. Công nghệ hiện đại ngày nay có để giúp bé khỏi bệnh mà không gây đau đớn. Hãy cùng khám phá căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân khiến trẻ bị polyp hậu môn
Polyp hậu môn sẽ gây ra nhiều phiền toái cho người mắc bệnh, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Trẻ khi mắc phải bệnh polyp hậu môn do những nguyên nhân chính sau:
Do một số dị tật bẩm sinh vùng hậu môn
như cong, hẹp hậu môn khiến các chất thải không được bài tiết ra ngoài, lâu ngày tích tụ lại khiến vùng hậu môn bị viêm nhiễm, nghiêm trọng hơn là hình thành bệnh polyp hậu môn ở trẻ.
Trẻ bị táo bón, kiết lỵ lâu ngày
Khi vùng hậu môn phải làm việc thường xuyên trong tình trạng bị viêm nhiễm, ẩm ướt và khó chịu, điều đó sẽ tạo điều kiện cho những hại khuẩn xâm nhập và gây nên bệnh.
Trẻ bị polyp hậu môn do tắc tĩnh mạch
Khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị tắc sẽ khiến cho máu không thể lưu thông được, tình trạng này để lâu sẽ dễ phát sinh nhiều bệnh liên quan đến vùng hậu môn, trong đó có bệnh polyp hậu môn.
Vệ sinh kém vùng hậu môn
Trẻ nhỏ đôi khi không ý thức được việc phải vệ sinh sạch sẽ cho bản thân mình. Vậy nên khi cha mẹ càng lơ là trong việc vệ sinh cho con sẽ càng khiến khả năng trẻ mắc các bệnh lý về vùng hậu môn cao hơn.
Các nguyên nhân khác
Do thức ăn không hợp vệ sinh, mang nhiều độc tố, gây khó tiêu, di truyền từ đời này sang đời khác nên việc cha mẹ mắc polyp hậu môn rất có thể đời con sẽ nhiễm bệnh.
Dấu hiệu trẻ bị polyp hậu môn
Polyp hậu môn sẽ thường có một số dấu hiệu mà bố mẹ cần lưu ý như sau:
Đại tiện ra máu
Những tia máu nhỏ đi kèm với phân hoặc dính một chút máu ở giấy vệ sinh khi đi đại tiện.
Polyp sa xuống
Đây là dấu hiệu khi bệnh nặng hơn khiến các polyp sẽ càng phát triển to và bị sa xuống do trọng lực kéo của ruột niêm mạc. Nếu tình trạng này kéo dài có thể biến chứng thành bệnh trĩ.
Đi ngoài ra phân lỏng
Tình trạng này xảy ra là do ruột bị kích thích làm cho trẻ nhỏ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày và đi ngoài ra phân lỏng.
Trẻ bị polyp hậu môn thường xuyên bị đau bụng
Khi polyp hậu môn ở trẻ quá lớn có thể gây bán tắc ruột hoặc tắc hoàn ở ruột, trẻ em sẽ cảm thấy thường xuyên bị đau bụng.
Các dấu hiệu khác
Trẻ cảm thấy thấy mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy nhược và luôn thấy buồn nôn.
Khi phát hiện những triệu chứng và dấu hiệu trên, cha mẹ ngay lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín chuyên khoa để được khám và chữa trị kịp thời.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị polyp hậu môn lâu ngày
Theo y học, polyp đại tràng có hai dạng phổ biến là u tuyến và tăng sản. Các polyp tăng sản đa số sẽ không gây biến chứng thành ung thư. Ngược lại polyp u tuyến có khả năng phát triển thành ung thư rất nguy hiểm.
Các polyp này có thể lành hoặc ác tính phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u trong đại tràng. Tuy nhiên, phần lớn bệnh polyp đại tràng thường lành tính, không phát triển thành ung thư. Những trường hợp có kích thước lớn, nguy cơ phát triển ung thư sẽ rất cao. Vì vậy, khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường thì nên cho bé đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm nhất có thể.
Điều trị cho trẻ bị polyp hậu môn
Khi khối polyp hậu môn còn bé, thì có thể áp dụng phương pháp đốt polyp qua nội soi. Tuy nhiên trong trường hợp nặng hơn là khối polyp hậu môn có kích thước to, các bác sĩ có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật để cắt và loại bỏ.
Bên cạnh việc áp dụng những cách chữa polyp hậu môn như trên, cha mẹ cần phải chú ý đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt của trẻ để có thể hỗ trợ chữa trị bệnh tốt hơn:
- Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả.
- Tránh những đồ ăn cay nóng, chứa nhiều đạm và chất béo.
- Cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho trẻ. Không mặc đồ quá chật.
- Nên mặc đồ thông thoáng, rộng rãi, tránh ẩm ướt khiến bệnh nặng hơn.
- Tập thói quen cho trẻ đi cầu vào mỗi buổi sáng.
- Không để trẻ ngồi quá lâu khi đi đại tiện.
- Hình thành cho trẻ thói quen đi ngủ sớm, không thức khuya. Đó cũng là thói quen tốt trong quá trình chữa polyp hậu môn ở trẻ nhỏ.
Trẻ bị polyp hậu môn sau điều trị nên ăn gì?
Bố mẹ cho bé ănn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa trong những ngày đầu. Thông thường, sau ca mổ bé sẽ phải nhịn ăn ít nhất từ 24 – 48 tiếng. Từ ngày thứ 3 trở đi, nếu bác sĩ cho phép, bé có thể ăn cháo loãng hoặc súp.
Ăn các thực phẩm giàu chất xơ. Chất xơ có tác dụng kích thích tiêu hóa, ngăn chặn táo bón sau khi cắt polyp. Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ không thể bỏ qua như bánh mì đen, bánh mì nâu, cam, chuối, nho… Chúng không chỉ cung cấp chất xơ mà còn bổ sung vitamin và khoáng chất.
Ăn thức ăn giàu đạm. Chất đạm ngoài công dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể còn tham gia vào việc tái tạo mô, làm lành nhanh vết thương. vì vậy, với trẻ sau khi cắt polyp nên bổ sung các thực phẩm giàu đạm như đậu nành, trứng gà, thịt bò, ngũ cốc… Tuy nhiên, khi chế biến nên băm nhỏ hoặc hầm nhừ để dễ tiêu hóa.
Ăn Thực phẩm chứa nhiều chất béo. Chất béo vừa cải thiện hệ miễn dịch lại có tác dụng tốt trong việc hấp thụ vitamin. Do đó, bệnh nhi nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất béo lành mạnh từ thực vật như đậu nành, dầu mè, dầu dừa…
Lời kết
Trẻ bị polyp hậu môn dù ít nguy cơ phát triển thành ung thư nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan. Ngay khi bé có dấu hiệu bất thường khi đi ngoài hãy đưa bé đi khám ngay. Chữa càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao và bé cũng mau hồi phục hơn. Hy vọng bài viết cung cấp đủ thông tin cho bạn về bệnh polyp hậu môn ở trẻ. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ bị thiếu vitamin D là gì? – Những điều phụ huynh nên quan tâm
- Trẻ bị ung thư xương có sao không? – Những điều bố mẹ cần quan tâm
- Trẻ bị suy tim có sao không? – Những điều phụ huynh cần biết
Nguồn: Tham khảo