Trẻ bị sốc phản vệ là gì?
Trẻ bị sốc phản vệ là khi cơ thể phản ứng mãnh liệt với những chất không thể dung nạp. Nó xảy ra khi trẻ bị dị ứng với thực phẩm, thuốc, nhựa và nọc độc côn trùng. Phản ứng này có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Huyết áp của bệnh nhân giảm đột ngột và đường thở bị tắc không thể thở bình thường. Các phản ứng dị ứng của cơ thể có thể dẫn đến bất tỉnh hoặc thậm chí tử vong. Trẻ bị sốc phản vệ buộc phải được đưa đi cấp cứu ngay để tiêm epinephrine.
Nguyên nhân trẻ bị sốc phản vệ
Có rất nhiều tác nhân dị ứng phổ biến mà có thể gây ra sốc phản vệ, bao gồm:
- Một số loại thuốc, đặc biệt là penicillin
- Thực phẩm. Chẳng hạn như đậu phộng, hạt cây (quả óc chó, quả hồ đào, hạnh nhân, hạt điều), lúa mì, cá, động vật có vỏ, sữa và trứng
- Vết cắn của côn trùng như ong mật, ong vàng, ong bắp cày và kiến lửa.
Nguyên nhân ít phổ biến của sốc phản vệ bao gồm:
- Mủ cao su
- Thuốc. Aspirin, ibuprofen, naproxen, chất tương phản tĩnh mạch được sử dụng trong một số cận lâm sàng hình ảnh dùng tia X
- Tập thể dục. Như tập thể dục nhịp điệu, ăn trước khi tập thể dục, tập thể dục khi thời tiết nóng, lạnh hay ẩm ướt
Những yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị sốc phản vệ bao gồm:
- Trẻ đã từng bị sốc phản vệ
- Trẻ bị dị ứng hoặc hen suyễn
- Tiền sử gia đình có người từng bị sốc phản vệ
Dấu hiệu trẻ bị sốc phản vệ
Các triệu chứng phổ biến của sốc phản vệ là:
- Phản ứng ở da, bao gồm ngứa, da đỏ hay tái;
- Da nóng
- Cảm giác tắc nghẽn ở cổ họng;
- Khó thở
- Mạch nhanh và yếu
- Buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
Khi nào trẻ bị sốc phản vệ cần gặp bác sĩ?
Trẻ phải cần đến sự giúp đỡ y tế khẩn cấp nếu có một phản ứng dị ứng nghiêm trọng được liệt kê ở trên. Thậm chí nếu các triệu chứng cải thiện sau khi sử dụng tiêm tự động epinephrine, trẻ vẫn nên đến khoa cấp cứu để đảm bảo các triệu chứng không quay trở lại.
Đặt lịch hẹn để gặp bác sĩ khi trẻ có một cơn dị ứng nghiêm trọng hoặc bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của sốc phản vệ trong quá khứ.
Điều trị trẻ bị sốc phản vệ
Các kỹ thuật chẩn đoán
Bác sĩ sẽ hỏi phụ huynh một loạt câu hỏi dưới đây để giúp chẩn đoán bệnh chính xác:
- Lịch sử các loại thực phẩm đã ăn gần đây
- Các loại thuốc đã dùng
- Tiền sử dị ứng khi da của bạn tiếp xúc với cao su
- Vết cắn của bất kỳ loại côn trùng nào có thể gây ra triệu chứng của bạn.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu để chẩn đoán dị ứng. Bố mẹ nên giữ một danh sách chi tiết về những gì bé ăn để giúp bác sĩ xác định nguyên nhân tình trạng của con.
Các xét nghiệm để loại trừ các tình trạng sức khỏe khác với các triệu chứng tương tự có thể được thực hiện. Một số tình trạng mà có các triệu chứng tương tự như sốc phản vệ là:
- Rối loạn co giật
- Một tình trạng khác không phải dị ứng mà có thể gây đỏ bừng da hoặc triệu chứng da khác
- Tăng sản tương bào, đây một rối loạn hệ thống miễn dịch
- Các vấn đề tâm lý, chẳng hạn như hoảng loạn
- Vấn đề tim hoặc phổi.
Điều trị
Bác sĩ có dùng các loại thuốc và kỹ thuật y tế dưới đây để điều trị sốc phản vệ:
- Epinephrine (adrenaline): làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể
- Thuốc kháng histamin và cortisone tiêm tĩnh mạch: làm giảm viêm đường dẫn khí và cải thiện khả năng thở;
- Một thuốc đồng vận beta (ví dụ như albuterol): làm giảm các triệu chứng hô hấp;
- Thở Oxy.
Phòng tránh trẻ bị sốc phản vệ
Sốc phản vệ có thể tái phát sau một thời gian. Tập cho bé lối sống phù hợp sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát. Những các bố mẹ có thể áp dụng bao gồm:
- Cố gắng tránh các tác nhân gây dị ứng
- Trang bị cho bé ống tiêm Epinephrine tự động ( nếu có thể)
- Cho bé mang theo prednisone hay các thuốc kháng histamin
- Thông báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng thuốc của bé trước khi họ kê toa
- Nhắc bé thận trọng với côn trùng khi chúng đang ở gần
- Đọc kỹ nhãn của tất cả các loại thực phẩm bạn mua và cho bé ăn.
Lời kết
Trẻ bị sốc phản vệ có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng chỉ sau vỏn vẹn vài phút. Nếu trẻ có tiều sử bị sốc phản phản vệ, bố mẹ cần chú ý nhiều hơn đến trẻ. Dạy cho trẻ sử dụng thuốc luôn đem bên người. Và quan trọng nhất là tránh xa các tác nhân gây bệnh. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Và đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại:
- Trẻ bị giảm tiểu cầu là gì? Những điều phụ huynh cần biết
- Trẻ bị bệnh nhược cơ có sao không? Những điều phụ huynh cần biết
- Trẻ bị mất nước do đâu? Nguyên nhân và cách khắc phục
Nguồn: Tham khảo