Trẻ bị sốt co giật có sao không?
Trẻ bị sốt co giật thường xảy ra khi trẻ trong độ tuổi từ 5-6 tháng. Trẻ có thể bị co giật khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 38oC. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ quan trọng hơn mức độ sốt có cao hay không. Các cơn co giật thường kéo dài trong vài phát và sẽ tự ngưng. Hiện tượng này đem lại cho cha mẹ cảm giác hoang mang và lo sợ cho sức khỏe của con mình. Vậy bố mẹ cần làm gì khi con bị sốt co giật? Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi.
Nguyên nhân trẻ bị sốt co giật
Co giật do sốt thường xảy ra khi con bạn bị bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp co giật có thể xảy ra trước khi bạn nhận thấy rằng con mình đang gặp vấn đề về sức khỏe. Điều này là do co giật thường xảy ra vào ngày đầu tiên của bệnh và con bạn có thể chưa có bất kì dấu hiệu nào khác. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây co giật do sốt như:
Sau chủng ngừa
Sốt xảy ra sau chủng ngừa, đặc biệt là chủng ngừa sởi – quai bị – rubella có thể gây co giật do sốt. Sốt cao sau khi chủng ngừa thường ra từ 8 đến 14 ngày sau khi con bạn được tiêm chủng.
Viêm nhiễm
Sốt do nhiễm virus hoặc vi khuẩn đều có thể gây ra co giật.
Những yếu tố nguy cơ làm trẻ dễ mắc sốt co giật bao gồm:
- Trẻ nhỏ. Xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi, tuy nhiên độ tuổi có nguy cơ cao nhất khoảng từ 12 đến 18 tháng tuổi,
- Tiền sử gia đình.Trong gia đình của bé đã từng có người bị co giật do sốt thì bé có nguy cơ bị cao hơn những bé khác. Những nghiên cứu gần đây cho thấy, hiện tượng có liên quan đến gen.
Dấu hiệu trẻ bị sốt co giật
Co giật do sốt gồm 2 loại: đơn giản và phức tạp. Các triệu chứng có thể khác nhau giữa 2 loại này. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết sau: Sốt co giật: Cách nhận biết và xử trí cho trẻ
Các triệu chứng ở thể đơn giản:
- Co giật toàn thể: co giật cả hai tay hoặc hai chân hoặc cả 2 tay lẫn hai chân.
- Trong cơn trẻ có thể đảo mắt.
- Nôn nói, tiểu tiện trong cơn co giật.
- Sau cơn co giật bé không bị yếu tay hoặc chân.
- Có thể có mất ý thức.
- Các triệu chứng thể đơn giản thường gặp hơn thể phức tạp. Hầu hết kéo dài dưới 2 phút nhưng có thể kéo dài lên đến 15 phút. Co giật thường chỉ xảy ra một lần trong khoảng thời gian 24 giờ.
Các triệu chứng ở thể phức tạp:
- Trẻ có thể mất ý thức.
- Co giật thường chỉ một vùng trên cơ thể: thường là ở một tay hoặc một chân.
- Ở thể phức tạp các cơn co giật có thể kéo dài lớn hơn 15 phút (hoặc lên đến 30 phút). Ngoài ra, sự co giật cũng có thể xảy ra lớn hơn hoặc bằng hai cơn trong vòng 24 giờ.
Khi nào cần đưa trẻ đi cấp cứu?
Bạn nên đưa con bạn đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi sau cơn co giật do sốt đầu tiên. Cần đi đến phòng cấp cứu khẩn cấp nếu con bạn có cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc có kèm theo:
- Nôn ói.
- Cổ cứng.
- Gặp các vấn đề về hô hấp như khó thở, thở nhanh.
- Ngủ li bì.
Trẻ bị sốt co giật có thể gặp những biến chứng gì?
Hầu hết những cơn co giật này không gây ảnh hưởng về sau. Co giật do sốt thể đơn giản không gây tổn thương não, thiểu năng trí tuệ hoặc chậm phát triển. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con bạn không có những rối loạn nguy hiểm hơn tiềm ẩn bên dưới.
Người ta thường lo lắng nhất chính là tái diễn nhiều cơn động kinh do sốt. Nguy cơ tái diễn cao nếu như:
- Cơn động kinh đầu tiên khi không sốt cao.
- Khoảng thời gian giữa bắt đầu sốt và cơn co giật ngắn.
- Gia đình bé có người có tiền sử co giật.
- Lần đầu bị co giật do sốt bé nhỏ hơn 18 tháng.
Chăm sóc trẻ bị sốt co giật
Mặc dù các co giật do sốt thường không để lại di chứng, nhưng có những bước quan trọng cần thực hiện khi triệu chứng xảy ra. Hãy đưa bé đi khám ngay sau khi bị co giật để chắc chắn rằng con bạn không bị viêm màng não. Điều này cần đặc biệt lưu ý ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Ngoài ra, không có cách gì để làm cho cơn co giật dừng lại.
Sau đây là những điều mà bạn có thể thể làm trong lúc bé bị co giật:
- Điều quan trọng nhất là bình tĩnh, đừng hoảng sợ.
- Cho bé nằm trên một bề mặt mềm mại, nghiêng qua một bên.
- Không cho bất cứ thứ gì vào miệng bé, kể cả ngón tay của bạn. Con bạn sẽ không bị nghẹn hoặc cắn lưỡi.
- Không cố gắng giữ tay, giữa chân của bé khi đang co giật.
- Di chuyển những đồ vật xung quanh có thể làm đau bé như những đồ vật sắt nhọn.
- Lưu ý thời gian cơn co giật kéo dài bao lâu.
- Để ý chính xác điều gì đang xảy ra với bé, để bạn có thể mô tả lại cho bác sĩ. Sẽ hữu ích hơn nếu bạn có thể quay lại video về cơn co giật của bé để đưa bác sĩ xem.
- Không đặt một trẻ đang bị co giật trong bồn tắm để hạ sốt.
Phòng ngừa trẻ bị sốt co giật
Các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em bị sốt cao không nên dùng bất kì thuốc chống động kinh nào để ngăn ngừa các cơn. Vì sử dụng thuốc chống động kinh trong trường hợp này sẽ đem lại nhiều tác hại hơn là lợi ích.
Nếu trẻ bị sốt, hầu hết các bậc cha mẹ sẽ sử dụng các loại thuốc hạ sốt như acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy rằng sử dụng thuốc hạ sốt không làm giảm nguy xảy ra các cơn co giật.
Mặc dù phần lớn không cần dùng thuốc, nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc như diazepam, khi trẻ bị sốt. Thuốc thường dung nạp tốt, đôi khi có thể gây buồn ngủ, giảm khả năng phối hợp động tác.
Lời kết
Trẻ bị sốt co giật có thể tự khỏi vì vậy bố mẹ không nên quá lo lắng. Một số ít trường hợp các cơn co giật có thể kéo dài hơn bình thường. Lúc này, bố mẹ nên chủ động đưa bé đi khám để hạn chế biến chứng. Chúc cả nhà khỏe mạnh.
Và đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại:
- Trẻ bị giảm tiểu cầu là gì? Những điều phụ huynh cần biết
- Trẻ bị nhiễm virus Zika có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ bị hẹp thực quản có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo