Trẻ bị suy nhược cơ thể có sao không?
Trẻ bị suy nhược cơ thể là tình trạng bé luôn trong trạng thái mệt mỏi. Bệnh khá phổ biến trong thời buổi hiện nay. Nguyên nhân thường do trẻ thường xuyên học hành quá sức. Lúc đầu, suy nhược cơ thể chỉ khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân. Về lâu dài, bệnh sẽ ngày càng phát triển nặng, ảnh hưởng cả thể chất và tâm lý của trẻ. Nghiêm trọng hơn, đôi khi cả phụ và trẻ đều nghĩ rằng đó chỉ là mệt mỏi thông thường và sẽ tự khỏi. Kết quả là nhiều trẻ phải nhập viện trong tình trạng bất tỉnh. Vì vậy, bố mẹ cần sớm phát hiện khi nào trẻ bị suy nhược để có thể can thiệp kịp thời.
Trẻ bị suy nhược cơ thể là vấn đề cần đặc biệt lưu tâm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà lâu dài sẽ thay đổi tâm lý của trẻ. Thường xuyên quan tâm hơn nếu cảm thấy trẻ có những biểu hiện mệt mỏi.
Nguyên nhân khiến trẻ bị suy nhược cơ thể
Học hành quá sức
Tình trạng này phần lớn xảy ra ở những trẻ gia đình có điều kiện. Ngoài giờ học chính khóa, phụ huynh còn muốn trẻ học thêm những lớp phụ đạo và những khóa học ngoại khóa. Chưa kể, trẻ còn phải xử lý bài tập về nhà. Lịch học dày dày đặc khiến trẻ gần như không có thời gian thư giãn. Và không phải trẻ nào cũng có thể đáp ứng khối lượng học lớn đến thế. Kết quả là trẻ nhanh chóng bị suy nhược.
Ăn uống thiếu chất dinh dưỡng
Học hành và vui chơi cần được bù đắp bằng dưỡng chất thiết yếu. Tuy nhiên, một số phụ huynh coi nhẹ chuyện ăn uống với quan niệm “no bụng là được”. Họ không quan tâm cơ thể bé cần gì và thiếu gì. Ngoài ra, nhiều bố mẹ chiều con, chỉ cho chúng ăn những món mà chúng thích.
Trẻ bị suy nhược cơ thể do mắc các bệnh nhiễm khuẩn
Cơ thể trẻ em nhạy cảm, thường dễ bị các vi khuẩn xâm nhập gây ra các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, giun sán, bệnh về đường tiêu hóa. Khi mắc phải những căn bệnh bệnh này, trẻ sẽ thường cảm thấy biếng ăn, khó chịu. Có một số cha mẹ thường chăm trẻ theo cách: cứ khi nào trẻ bệnh là ra ngoài mua thuốc tây về chữa trị. Kháng sinh mặc dù có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn có hại nhưng cũng tiện tiêu diệt luôn các vi khuẩn có lợi trong cơ thể bé. Điều này khiến cho bé dễ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, gây biếng ăn, chậm lớn.
Ảnh hưởng tâm lý
Không riêng gì người lớn, trẻ em cũng là đối tượng dễ bị ảnh hưởng tâm lý. Thời gian trẻ bị ảnh hưởng tâm lý lâu dần sẽ tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ. Bệnh tâm lý không những ảnh hưởng đến tinh thần mà còn không tốt cho sự phát triển thể chất của trẻ.
Những biểu hiện khi trẻ bị suy nhược cơ thể
Đau nhức cơ thể thường xuyên
Tình trạng căng thẳng sẽ làm gia tăng các cơn đau khắp toàn thân, khiến bạn uể oải cả ngày. Dù có nghỉ ngơi sau đó thì bạn vẫn thấy cơn đau nhức nhanh chóng quay lại khiến mình càng mệt mỏi hơn.
Dễ mắc bệnh hơn
Nếu thấy bé thường xuyên mắc các căn bệnh như cảm cúm thì đây có thể là dấu hiệu suy giảm miễn dịch. Tình trạng suy nhược cơ thể cũng dễ gây nên các tình trạng viêm, làm cơ thể trở nên yếu hơn.
Xuất hiện các vấn đề về da
Cơ thể bị suy nhược sẽ khiến da không được cung cấp đủ khoáng chất và vitamin từ bên trong. Hậu quả là da sẽ nhanh bị lão hóa, xuất hiện nhiều nếp nhăn hay trở nên xanh xao, nhợt nhạt.
Hay quên, kém tập trung
Trẻ bị suy nhược cơ thể dễ quên việc vừa mới làm. Ngoài ra, trẻ cảm thấy khó khăn trong giao tiếp vì khó ghi nhớ được lời nói người đối diện.
Gặp nhiều vấn đề tiêu hóa
Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong hệ tiêu hóa bị giảm sẽ khiến thức ăn không được hấp thụ đúng cách. Khi ấy, bé sẽ dễ gặp một số vấn đề liên quan đến tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi…
Điều trị cho trẻ nhỏ bị suy nhược cơ thể
Cách điều trị cho hầu hết trường hợp là thay đổi thói quen sinh hoạt, học tập cho trẻ. Dưới đây là một số phương pháp bố mẹ nên thử áp dụng:
Vận động cơ thể
Việc vận động cơ thể khi cả người không còn chút sức lực nào nghe có vẻ không hợp lý. Thế nhưng, các động tác thư giãn nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, phổi, cơ bắp… Dù bé chẳng hề muốn bước chân ra khỏi phòng nhưng hãy giúp ngồi dậy, vận động tay chân nhẹ nhàng để máu huyết được lưu thông.
Hãy chú ý cho bé hít thở để giải tỏa căng thẳng và giải phóng suy nghĩ khỏi những áp lực thường ngày. Bạn cũng có thể nhẹ nhàng xoa bóp chân tay, lưng hay các khớp gối cho bé, giúp bé thả lỏng toàn thân.
Trẻ nhỏ bị suy nhược cơ thể cần bổ sung dinh dưỡng
Các món ăn cho người bị suy nhược cơ thể là rất cần thiết để cơ thể nhanh chóng lấy lại năng lượng. Bạn hãy thử tham khảo một số món ăn gợi ý như dưới đây để bé nhanh lấy lại năng lượng:
- Cháo đậu đỏ
- Cháo đậu đen hạt sen
- Cháo chim cút mè đen
- Thịt dê hầm gừng
- Cá chép hấp cách thủy
- Canh gà hầm hoàng kỳ
- Canh hạt sen tim lợn
- Canh ngô hầm chân giò
- Canh nghêu cà rốt đậu đỏ
Điều trị bệnh lý
Nếu không tìm được nguyên nhân nào khiến trẻ bị suy nhược, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện. Ảnh hưởng tâm lý là nguyên nhân khó xác định nhất. Bác sĩ sẽ có phương pháp phát hiện và tư vấn cho phụ huynh cách phối hợp điều trị.
Phòng ngừa trẻ nhỏ bị suy nhược cơ thể
Phòng ngừa suy nhược ngay từ bây giờ chính điều mà mọi phụ huynh cần làm. Hãy xem lại chế độ dinh dưỡng của trẻ, nếu thiếu hoặc thừa chất nào thì nên điều chỉnh lại. Thường xuyên hỏi thăm trẻ về lịch học tập, nếu trẻ cảm thấy quá tải hãy xem xét giảm nhẹ cho trẻ. Thường xuyên trò chuyện với trẻ để nắm bắt được suy nghĩ của trẻ. Khuyến khích hoặc tốt nhất là cùng bé vận động cơ thể mỗi ngày. Và quan trọng nhất là hãy đảm bảo bé ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày.
Lời kết
Trẻ bị suy nhược cơ thể là vấn đề cần đặc biệt lưu tâm. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà lâu dài sẽ thay đổi tâm lý của trẻ. Thường xuyên quan tâm hơn nếu cảm thấy trẻ có những biểu hiện mệt mỏi. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ nhỏ bị đau dạ dày có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị cúm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị viêm gan B có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị u máu có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo