Trẻ bị thiếu vitamin A có sao không?
Trẻ bị thiếu vitamin A có thể gặp nhiều vấn đề về mắt thậm chí là mù lòa. Đây là một loại vitamin A rất quan trọng trong cơ thể. Nó đóng vai trò trong quá trình tăng trưởng, giúp cơ thể bé phát triển bình thường. Vitamin A tham gia vào nhiều chức năng của mắt, giúp mắt nhìn rõ trong điều kiện ánh sáng yếu. Ngoài ra, vitamin A còn giúp bảo vệ biểu mô giác mạc mắt, các tổ chức biểu mô dưới da, khí quản, các tuyến nước bọt, ruột non,…Thiếu vitamin sẽ khiến vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập, gây nên các bệnh nhiễm trùng. Vì vậy, việc phát hiện sớm và bổ sung vitamin cho trẻ bị thiếu là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân khiến trẻ bị thiếu vitamin A
Khẩu phần ăn thiếu hụt vitamin A
Cơ thể không tự tổng hợp được vitamin A mà phải do thức ăn cung cấp. Vì vậy, nguyên nhân chính của thiếu vitamin A là do ăn uống các loại thức ăn nghèo vitamin A và Caroten (tiền vitamin A). Bữa ăn thiếu mỡ làm giảm hấp thu vitamin A vì vitamin A tan trong chất béo). Sữa mẹ là nguồn vitamin A quan trọng của trẻ nhỏ. Trẻ không được bú mẹ rất dễ thiếu vitamin A.
Trẻ bị thiếu vitamin A do mắc bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng
Các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng sau có liên quan nhiều tới thiếu vitamin A:
Sởi
Khi trẻ mắc sởi, nhu cầu vitamin A trong cơ thể tăng cao. Virus sởi tác động vào hệ thống niêm mạc, do đó rất cần vitamin A để bảo vệ. Mặt khác, sởi có thể có các biến chứng nặng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng toàn thân.
Tiêu chảy và nhiễm khuẩn đường hô hấp
Tiêu chảy làm giảm hấp thu vitamin A ở ruột. Gần đây, người ta thấy cả tiêu chảy cấp tính và nhiễm khuẩn hô hấp cũng có thể gây mất vitamin A qua phân và nước tiểu.
Nhiễm ký sinh trùng
Các loại ký sinh trùng nhất là giun đũa hấp thụ rất nhiều nhiều vitamin A. Chúng bám vào thành ruột và hút chất dinh dưỡng từ thức ăn trước khi kịp thẩm thấu để vào máu.
Trẻ bị thiếu vitamin A do mắc chứng suy dinh dưỡng
Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường kèm theo thiếu vitamin A. Thiếu protein sẽ ảnh hưởng tới chuyển hóa, vận chuyển và sử dụng vitamin A trong cơ thể. Ngoài ra, thiếu một số vi chất khác như kẽm cũng ảnh hưởng tới chuyển hóa vitamin A trong cơ thể.
Dấu hiệu trẻ bị thiếu vitamin A
Triệu chứng toàn thân:
- Trẻ mệt mỏi, kém ăn, chậm lớn
- Da khô, tóc khô dễ gãy
- Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp, bị rối loạn tiêu hoá
Những tổn thương tại mắt được WHO phân thành 4 giai đoạn sau:
Quáng gà
Là dấu hiệu sớm nhất của thiếu vitamin A tại mắt. Do giảm cung cấp vitamin A đến những tế bào hình que của võng mạc làm giảm khả năng thích nghi với bóng tối của võng mạc. Khi chập choạng tối trẻ thường không nhìn thấy, trẻ hãy vấp ngã, lần mò theo tường, không nhận biết được người quen…
Khô kết mạc
Màng tiếp hợp khô, không bóng ướt như bình thường. Kết mạc dày lên có nếp nhăn đổi màu xám nhạt, vàng nhạt hoặc nâu sẫm.
Vệt Bitot
Là những vệt trắng, bóng trên màng tiếp hợp có hình tam giác do biểu mô bị dày lên và bong vẩy ở cả 2 phía của mắt nhưng thường ở phía thái dương.
Khô giác mạc
Giác mạc bị khô mất bóng sáng, giác mạc mờ đục như màn sương phủ thường bắt đầu từ phần dưới của giác mạc.
Những di chứng mà trẻ bị thiếu vitamin A có thể gặp
Bốn giai đoạn trên nếu điều trị kịp thời sẽ khỏi hoàn toàn không để lại di chứng.
Loét giác mạc dưới ⅓ diện tích giác mạc
Do giác mạc bị khô nên dễ nhiễm khuẩn và loét nếu điều trị không kịp thời loét nhanh và gây thủng giác mạc.
Loét giác mạc trên ⅓ diện tích giác mạc
Giác mạc bị loét, có thể bị thủng, phòi mống mắt ra ngoài và teo nhãn cầu gây mù vĩnh viễn.
Sẹo giác mạc
Là di chứng của loét giác mạc. Tùy theo vị trí sẹo to hay sẹo nhỏ mà có ảnh hưởng đến thị lực của trẻ.
Khô đáy mắt
Biểu hiện tình trạng thiếu vitamin A mạn tính hay gặp ở tuổi đi học. Soi đáy mắt sẽ có những vùng trắng sáng nằm rải rác dọc theo các mạch máu võng mạc có màu nâu đỏ.
Điều trị cho trẻ bị thiếu vitamin A
Chỉ định:
- Cho tất cả những trẻ khô mắt
- Những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng
Đường uống:
Trẻ < 1 tuổi – Trẻ > 1 tuổi
- Tổng liều 300.000 đơn vị – 600.000 đơn vị
- Ngày 1 100.000 đơn vị – 200.000 đơn vị
- Ngày 2 100.000 đơn vị – 200.000 đơn vị
- Sau 2 tuần 100.000 đơn vị – 200.000 đơn vị
Đường tiêm bắp sau:
Liều bằng 1/2 liều uống. Cho những trẻ bị bệnh gan mật, rối loạn tiêu hoá kéo dài, nôn nhiều.
Tại mắt:
Nhỏ dung dịch cloramphenicol 0,4% hoặc vitamin A tan trong nước ngày 2 – 3 lần.
Phòng ngừa trẻ bị thiếu vitamin A
Từ 1 – 3 tuổi, bé cần khoảng 1.000 IU vitamin A mỗi ngày.
Từ 4 tuổi trở lên, bé cần khoảng 1.333 IU vitamin A mỗi ngày.
Các nguồn thực phẩm giàu vitamin A có thể kể đến như:
- 60 ml nước ép cà rốt: 22.567 IU
- 30 g khoai lang: 12.907 IU
- Một củ cà rốt tươi dài khoảng 19 cm: 8.666 IU
- 30 g cà rốt nấu chín: 6.709 IU
- 30 g cải bó xôi: 5.729 IU
- 30 g bơ đậu phộng: 5.717 IU
- 30 g rau cải xoăn: 4.979 IU
- 30 g dưa đỏ: 1.352 IU
- 30 g ớt chuông đỏ: 720 IU
- 30 g xoài: 631 IU
- 60 g bột yến mạch ăn liền: 626 IU
- 60 g bông cải xanh: 603 IU
- 30 g đậu Hà Lan đông lạnh: 525 IU
- 60 ml nước ép cà chua: 546 IU
- 1 quả trứng: 320 IU
Lời kết
Trẻ bị thiếu vitamin A là tình trạng khá phổ biến hiện nay, Dù dây là loại vitamin quan trọng nhưng nhiều phu huynh vẫn chưa nhận thức được điều đó. Hậu quả là nhiều trẻ được đưa đến khám khi sự thiết hụt đã trờ nên nghiêm trọng và có nguy cơ cao để lại di chứng. Bố mẹ hạy chú ý hơn về lượng vitamin A trong thực phẩm của bé mỗi ngày. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ bị ung thư da có sao không? – Những điều phụ huynh cần biết
- Trẻ bị hạ thân nhiệt do đâu? – Nguyên nhân và cách điều trị
- Trẻ bị lao hạch là gì? – Những điều phụ huynh cần quan tâm
Nguồn: Tham khảo