Trẻ bị tróc da đầu ngón tay có sao không?
Da tróc da trên đầu ngón tay không phải là hiếm. Vì hầu hết các trường hợp bong da đều xảy ra trên bàn tay, bàn chân, hoặc môi. Trong khi tẩy da thường không phải là nguyên nhân gây ra mối quan tâm nghiêm trọng. Nó có thể liên quan đến một số điều kiện y tế, do đó việc chẩn đoán ngay là quan trọng. Lột da trên ngón tay cũng có thể đi kèm với các vấn đề về da khác. Chẳng hạn như phát ban, ngứa hoặc khô. Điều này sẽ gây khó chịu đến trẻ. Vậy trẻ bị tróc da đầu ngón tay phải làm sao?
Mặc dù tình trạng bé bị tróc da đầu ngón tay có thể không đáng lo ngại và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, đôi khi hiện tượng này có thể liên quan đến một số tình trạng y tế tiềm ẩn trong cơ thể. Do đó, chẩn đoán và kịp thời đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ.
Nguyên nhân trẻ bị tróc da đầu ngón tay
Tình trạng này cũng sẽ được cải thiện khi người chăm sóc thay đổi điều kiện sống và chế độ sinh hoạt của trẻ. Các nguyên nhân cơ bản bao gồm:
- Thường xuyên rửa tay: Mặc dù rửa tay thường xuyên có thể giữ vệ sinh và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Tuy nhiên, rửa tay quá thường xuyên, khiến da bị khô, bong tróc và có thể dẫn đến nứt nẻ da.
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết khô cũng là một trong những nguyên nhân khiến bé bị tróc da đầu ngón tay.
- Ảnh hưởng của tia cực tím: Da của trẻ có thể trở nên khô, đỏ và bị mềm ra trước khi bong tróc da. Tuy nhiên, hầu hết các tình trạng này đều không nghiêm trọng và có thể được giải quyết trong vào tuần.
- Mút ngón tay: Tình trạng này thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này có thể dẫn đến tróc da đầu ngón tay hoặc lở loét da (đặc biệt là ngón cái).
Ngoài ra, còn do nguyên nhân bệnh lý dị ứng phổ biến ( chàm, viêm da dị ứng, á sừng..), bệnh lý tự miễn ( bệnh Kawasaki, vẩy nến..), bệnh lý truyền nhiễm ( sốt phát ban, sởi, nhiễm nấm,..)
Dấu hiệu ở trẻ bị tróc da đầu ngón tay
Có 3 trường hợp đầu ngón tay bị lột da chính:
- Da ra tới đâu, lột da tới đó.
- Da kết vẩy thành mảng dầy, rồi mới lột da.
- Da mới chưa kịp ra, thì đã thấy dấu hiệu lột da được.
- Ngứa
- Da bị nứt
- Da bị căng
- Da bị đỏ hoặc sạm màu
Biến chứng khi trẻ bị tróc da đầu ngón tay
Các biến chứng khi bé bị tróc da đầu ngón tay phụ thuộc vào các nguyên nhân tiềm ẩn, rối loạn hoặc mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Trong một số trường hợp, da đầu ngón tay bong tróc có thể dẫn đến một số biến chứng bao gồm:
- Nhiễm trùng, nhiễm vi khuẩn hoặc nấm da ở các ngón tay và lây lan sang các vị trí khác trên cơ thể.
- Viêm mô tế bào là tình trạng nhiễm trùng da và các mô xung quanh ngón tay do nhiễm vi khuẩn hoặc nấm.
- Lở loét và tổn thương các mô tế bào.
- Thay đổi kết cấu da hoặc hình thành sẹo vĩnh viễn.
- Nám da hoặc thay đổi màu da.
- Ung thư da
Cách điều trị cho trẻ bị tróc da đầu ngón tay
Các biện pháp cơ bản bao gồm:
- Tắm đúng cách: Tắm quá lâu, tắm nước quá nóng có thể làm mất lượng dầu tự nhiên trên da của bé. Thời gian tắm thích hợp cho bé là từ 5 đến 10 phút. Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng. Bên cạnh đó, sử dụng xà phòng dành riêng cho trẻ, tốt nhất là chọn sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
- Thoa kem dưỡng ẩm: Nếu da của bé có dấu hiệu bị khô hoặc bắt đầu bong tróc da. Người chăm sóc có thể thoa kem dưỡng ẩm cho bé. Thời gian thích hợp để dưỡng ẩm là sau khi tắm để khóa ẩm và giúp da bé luôn mềm mại. Trao đổi với bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp nhất cho trẻ.
- Bảo vệ da trẻ hợp lý: Tránh không khí lạnh hoặc gió mạnh ngoài trời. Vào mùa đông, bạn có thể cho bé mang găng tay bằng vải cotton hoặc lụa để tránh các tác nhân ảnh hưởng từ bên ngoài.
- Sử dụng sản phẩm vệ sinh phù hợp: Tránh các sản phẩm tẩy rửa mạnh hoặc chứa hóa chất gây hại cho làn da của bé. Không sử dụng nước hoa hoặc các sản phẩm có mùi thơm lên da của bé. Đặc biệt là các loại mỹ phẩm của người lớn.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí: Đặc biệt là trong phòng ngủ của trẻ. Để hạn chế các triệu chứng bệnh chàm tay và giảm tình trạng khô da.
Trẻ bị tróc da đầu ngón tay cần gặp bác sĩ ngay nếu:
- Da đầu ngón tay của trẻ có dấu hiệu nhiễm trùng.
- Tình trạng kéo dài hơn 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Các phương pháp chăm sóc cải thiện tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ bị tróc da đầu ngón tay phải làm sao? Trẻ bị tróc da đầu ngón tay có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp