Trẻ em bị chóng mặt có sao không?
Trẻ cũng bị chóng mặt như người lớn. Đôi khi bé cảm thấy đầu óc lâng lâng, không ổn định là bình thường. Tuy nhiên, nếu cảm giác này lặp đi lặp lại ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày thì có thể đó là dấu hiệu bé đang mắc phải chứng rối loạn thăng bằng. Vậy trẻ em bị chóng mặt phải làm sao?
Hầu hết các vấn đề về mất thăng bằng ở trẻ là tạm thời và dễ dàng điều trị. Song cũng có trường hợp là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn và cần điều trị lâu dài.
Nguyên nhân trẻ em bị chóng mặt
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chóng mặt, mất cân bằng. Song các nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
- Trẻ bị nhiễm trùng tai
- Trẻ bị nhức đầu nghiêm trọng
- Uống một số loại thuốc
- Rối loạn thần kinh nghiêm trọng
- Chấn thương đầu hoặc cổ
- Các yếu tố sức khỏe di truyền
Dấu hiệu ở trẻ em bị chóng mặt
Chóng mặt thường là triệu chứng của một căn bệnh nào đó. Các triệu chứng thường đi kèm là:
- Đầu óc quay cuồng hoặc cảm thấy mệt mỏi
- Đứng không vững hay cảm giác mất thăng bằng
- Cảm giác bồng bềnh
- Đau đầu chóng mặt
- Chóng mặt buồn nôn.
Cách điều trị cho trẻ em bị chóng mặt
Quá trình điều trị chóng mặt đau đầu ở trẻ em còn phụ thuộc vào độ tuổi, mức độ nghiêm trọng và tần số đau đầu. Thông thường các bác sĩ sẽ kết hợp điều trị với thuốc kết hợp với liệu pháp hành vi (thư giãn, giảm căng thẳng)
Vì cơ thể trẻ khác với người lớn, nên việc dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trong quá trình dùng thuốc gặp khó khăn hay sự cố nào cân liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa
Phòng ngừa triệu chứng đau đầu cho con em mình bằng cách:
- Thực hiện lối sống lành mạnh cho trẻ: ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ hơp lý, không cho trẻ thức quá khuya, tránh cafein, vận động nhẹ nhàng hàng ngày…
- Không nên tạo áp lực học tập quá lớn cho trẻ, dành thời gian cho trẻ vui chơi, luôn vận động
Cách chăm sóc cho trẻ em bị chóng mặt
Bạn sẽ có thể giúp trẻ kiểm soát chóng mặt nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Trẻ có thể sẽ bị mất khả năng thăng bằng. Vì vậy hãy dặn trẻ cẩn thận khi đi lại
- Tránh thay đổi tư thế quá đột ngột. Nếu triệu chứng quá nặng trẻ có thể chống gậy để hỗ trợ
- Tránh đặt những đồ vật dễ gây vấp ngã trong nhà
- Khi cảm thấy chóng mặt, hãy dặn trẻ ngồi xuống hoặc nằm xuống ngay lập tức
- Uống đủ nước, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc và tránh để bị stress
- Nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và uống đủ nước. Nếu có thể, bạn nên cho trẻ uống loại nước cung cấp chất điện giải.
Trẻ em bị chóng mặt cần gặp bác sĩ ngay nếu:
- Đau đầu đột ngột hoặc đau đầu rất nặng
- Nôn liên tục
- Ngất xỉu
- Đau ngực hoặc nhịp tim bất thường
- Tê hoặc yếu tay chân
- Khó thở
- Sốt cao
- Cứng cổ
- Bị thương ở đầu
- Động kinh.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị chóng mặt phải làm sao? Trẻ em bị chóng mặt có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp