Thiếu máu là tình trạng hay gặp ở trẻ biếng ăn do chế độ dinh dưỡng không cân đối nên thiếu các chất cần thiết để tạo máu. Hãy cùng tìm hiểu trẻ em bị thiếu máu nên ăn gì và các loại thực phẩm bổ máu cho trẻ tốt nhất để bổ sung cho con yêu của mình dưới đây nhé.
1. Nguyên nhân gây thiếu máu
- Bệnh của cơ quan tạo máu: Giảm sản, bất sản tủy, suy tủy bẩm sinh hoặc mắc phải, thâm nhiễm tủy: Bạch cầu cấp, kinh (bệnh máu trắng), các di căn vào tủy.
- Do mất máu: Chấn thương, chảy máu cam…
- Rối loạn về chức năng đông máu: Giảm tiểu cầu, Hemophili.
- Do tan máu: Các bệnh tan máu do bệnh huyết cầu tố, bệnh của màng hồng cầu, tan máu tự miễn…
- Thiếu máu dinh dưỡng.
2. Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ
Là loại thiếu máu hay gặp nhất ở trẻ em, thiếu máu dinh dưỡng có thể do thiếu: sắt, vitamin B12, đồng, axit folic….trong đó thiếu sắt là phổ biến.

2.1. Nguyên nhân gây thiếu máu thiếu sắt
- Chế độ ăn cung cấp thiếu: Thiếu sữa mẹ, ăn sam không đủ thành phần, đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, sinh đôi.
- Do hấp thu sắt kém: ỉa chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột (nhiễm giun đũa, giun móc).
- Do nhu cầu tăng: mắc các bệnh nhiễm trùng.
2.2. Dấu hiệu thể hiện thiếu máu thiếu sắt
- Da xanh niêm mạc nhợt từ từ.
- Trẻ mệt mỏi, ít hoạt động, ăn kém, lên cân chậm.
- Xét nghiệm: Huyết sắc tố giảm, sắt huyết thanh giảm.
3. Phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ
- Bà mẹ phải ăn uống tốt, đầy đủ khi có thai và cho con bú.
- Uống viên sắt khi biết mình có thai cho đến 1 tháng sau đẻ.
- Thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ, cho ăn bổ sung theo đúng tháng tuổi, chọn các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng (cũng là những thực phẩm giàu sắt).
- Vệ sinh ăn uống để tránh nhiễm các bệnh giun sán và tiêu chảy.
- Cho trẻ tẩy giun theo định kì 6 tháng/ lần khi trẻ được 2 tuổi trở lên theo chỉ định của bác sĩ.
4. Trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng nên ăn gì?
- Cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: Gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín.
- Cho trẻ ăn bổ sung đúng tuổi, đủ thành phần các chất dinh dưỡng (xem phần ăn bổ sung). Trong thực đơn hàng ngày tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt.
- Tăng cường các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống, để hỗ trợ hấp thu sắt.
- Khi trẻ đã bị thiếu máu chế độ ăn chỉ có tính chất hỗ trợ bên cạnh chế độ ăn phải cho trẻ uống các chế phẩm có chứa sắt theo chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là một số thực đơn có thể áp dụng cho trẻ bị thiếu máu dinh dưỡng:
- Chế độ ăn cho trẻ 7 – 9 tháng tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng.
- Thực đơn cho trẻ từ 10 – 12 tháng tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng.
- Thực đơn cho trẻ từ 1 – 2 tuổi bị thiếu máu dinh dưỡng: Thay các bữa bột bằng cháo nấu với các loại thực phẩm giàu sắt.
- Đối với trẻ lớn: Cho ăn cơm với các loại thức ăn chứa nhiều sắt. Thực đơn (xem phần ăn bổ sung). Cho trẻ ăn thêm sữa chua 1 – 2 cốc/ ngày, ăn các loại quả chín theo nhu cầu của trẻ.
Qua bài viết này chắc hẳn các mẹ đã có thêm nhiều thông tin hữu ích giúp chăm sóc sức khỏe con yêu của mình một cách hiệu quả, đảm bảo dinh dưỡng cho sự phát triển cơ thể.
Xem thêm bài viết:
- Nên cho trẻ uống sữa ít béo hay sữa nguyên kem?
- Giữ cơm trưa an toàn thực phẩm cho trẻ
- Thể dục cho trẻ em có nhu cầu đặc biệt
Nguồn: verywellfamily