Trẻ nhỏ bị côn trùng đốt có sao không?
Nhiều trường hợp côn trùng đốt chỉ xảy ra những phản ứng nhẹ tại chỗ như sưng nề, đỏ , ngứa và thường có thể tự biến mất. Nhưng trong nhiều trường hợp, sức đề kháng của trẻ vốn vẫn chưa đủ để chống lại các tác nhân gây bệnh, nên khi bị côn trùng độc đốt có thể gây ra các phản ứng như dị ứng toàn thân, nổi mề đay, sưng phù nề, hay các bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt xuất huyết….. Vậy trẻ nhỏ bị côn trùng đốt phải làm sao?
Nói chung côn trùng cắn thường nhẹ, có thể gây đau nhức, ngứa, sưng đỏ tại chỗ. Khi đó chỉ cần sơ cứu săn sóc vết thương tại chỗ như rửa sạch vết thương, chườm lạnh nếu đau nhức, ngứa, có thể bôi thuốc sát trùng để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào da gây nhiễm trùng.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị côn trùng đốt
Làn da trẻ vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, đó là lí do trẻ rất dễ bị kích ứng, dị ứng khi bị các loại côn trùng như kiến, muỗi, bọ ve, bọ chét, ong đốt và sâu róm bò… Ngoài ra còn một số tác động khác như:
- Quần áo trẻ có màu sẫm tối;
- Ăn uống bên ngoài;
- Tiếp xúc với ổ hoặc tổ côn trùng;
- Nước hoa;
- Quần áo rộng;
- Vui chơi ngoài trời;
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ bị côn trùng đốt
Trẻ bị côn trùng cắn thông qua các vết đỏ xuất hiện trên da. Trẻ có thể bị ngứa, sưng tấy nhẹ và tự khỏi trong thời gian ngắn. Một số bé có cơ địa mẫn cảm, vết cắn sẽ trở nên sưng đỏ và phù nề. Đôi khi xuất hiện tình trạng nổi mụn nước, bóng nước do cơ thể trẻ phản ứng từ vết cắn, nọc độc, lông của côn trùng.
Khi trẻ bị một số loại côn trùng như kiến, ruồi, muỗi, rệp cắn, làn da sẽ có các vết hồng hơi sưng, ngứa. Trẻ bị kiến lửa cắn còn kèm theo triệu chứng sưng phù và mụn nước. Đối với các vết ong đốt, đặc biệt là ong vò vẽ, trẻ sẽ bị đau nhức dữ dội vì nọc độc trong vòi ong.
Cách điều trị khi trẻ nhỏ bị côn trùng đốt
Tắm rửa, vệ sinh bé sạch sẽ:
Không chỉ làm sạch vùng da bị côn trùng cắn mà còn cần làm sạch 2 bàn tay trẻ, để giảm nguy cơ viêm nhiễm vết ngứa khi bé gãi.
Giúp trẻ giảm kích ứng, giảm ngứa:
Nên dùng gel hoặc kem bôi lên vết côn trùng cắn để giảm cảm giác khó chịu ngay cho trẻ. Vì trẻ nhỏ cứ liên tục gãi khi ngứa, làm mất đi lớp kem bôi khi kem chưa kịp thẩm thấu, nên vết ngứa rất lâu lành và ngày càng sưng tấy nhiều hơn. Vì vậy, các mẹ nên ưu tiên dùng loại gel có thành phần mát dịu để làm dịu vết ngứa ngay sau khi bôi. Khi cảm nhận cảm giác mát dịu, bé sẽ hết cào gãi, vết ngứa sẽ không bị trầy xước, viêm nhiễm.
Giúp ngăn ngừa viêm sưng:
Khi bị ngứa ngáy, trẻ sẽ gãi cho đến khi vết ngứa bị trầy da và sưng tấy, mưng mủ. Để vết viêm sưng mau lành, cần dùng loại gel bôi có tác dụng giúp giảm viêm hoặc kháng viêm theo cơ chế tự nhiên, vết cắn sẽ nhanh chóng lành hẳn và không để lại sẹo thâm hoặc nếu có thì sẹo rất mờ, rất ít.
Ngăn ngừa vết sẹo:
Khi vết ngứa đã lành và để lại sẹo thâm, cần dùng gel làm mờ sẹo thoa đều đặn vào vết thâm hàng ngày cho đến khi vết thâm mờ dần và không còn thấy. Nếu chăm sóc vết thâm ngứa do côn trùng cắn ngay từ đầu, da bé sẽ không có hoặc không còn sẹo thâm, sẹo xấu.
Cách phòng tránh cho trẻ nhỏ bị côn trùng đốt
Nên mặc quần áo dài cho bé vào sáng sớm và chập tối. Nếu đi ra ngoài thì nên đi tất và đội mũ rộng vành. Màu sắc mà bố mẹ nên lựa chọn là màu sáng, chất liệu mặc cho mùa hè là mỏng và mát kẻo làm con đổ mồ hôi gây khó chịu.
- Bố mẹ nên dùng màn khi đi ngủ để tránh con bị côn trùng tấn côn khi ngủ nhé.
- Nếu có điều kiện 1 năm nên phun thuốc diệt côn trùng một lần, nhà mình thường phun côn trùng vào dịp nghỉ lễ, lúc này gia đình về quê nên hóa chất không ảnh hưởng đến sức khỏe
- Ngoài ra mẹ có thể dùng thêm những loại xịt chống côn trùng như: xịt chống muỗi và côn trùng Skin Vape hương chanh, kêm chống muỗi Chicco 60ml dạng gel, thảo dược chống muỗi Farlin Top.159 …
Trẻ nhỏ bị côn trùng đốt cần gặp ác sĩ ngay nếu:
- Thở khò khè hoặc khó thở
- Khuôn mặt, miệng hoặc cổ họng bị sưng
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Nhịp tim nhanh
- Chóng mặt hay mệt lả
- Ngất
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị côn trùng đốt phải làm sao? Trẻ nhỏ bị côn trùng đốt có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp