Trẻ nhỏ bị hóc dị vật có sao không?
Dị vật đường thở là tai nạn sinh hoạt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi ăn dặm. Ở độ tuổi này, trẻ thường tò mò, thích cho vào miệng, mũi những vật cầm chơi. Đó có thể là các loại hạt (lạc, ngô, na), hay các mẩu xương, vỏ tôm, cua, cá, mảnh đồ chơi chưa, cặp tóc…Do còn nhỏ, nên các phản xạ đóng mở thanh quản để bảo vệ đường thở của trẻ chưa hoàn thiện. Nên các dị vật này rất dễ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản của trẻ. Vậy trẻ nhỏ bị hóc dị vật phải làm sao?
Khi phát hiện trẻ bị hóc dị vật, bố mẹ cần phải thật bình tĩnh. Không nên cố gắng móc dị vật ra khỏi miệng của trẻ.Trường hợp trẻ vẫn còn tỉnh táo, không bị khó thở thì cần phải giữ nguyên tư thế ngồi. Rồi nhanh chóng đưa trẻ đi đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và có cách xử lý
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị hóc dị vật
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hóc dị vật ở trẻ nhỏ. Mà nguyên nhân chủ yếu là do sự lơ là, thiếu kiểm soát của người lớn:
- Trẻ còn quá nhỏ, không phân biệt được đồ vật với thức ăn nên thường có thói quen cho những vật nhỏ vào miệng.
- Trẻ bị hóc do ăn các thực phẩm như xương cá, xương gà, các loại hạt cứng, quả có hạt như nhãn, vải, chôm chôm,…
- Trẻ nhỏ thường thích ăn thạch rau câu, đây là loại thực phẩm mềm, trơn, dễ bị trôi tuột vào cổ họng khi chưa kịp nhai.
- Trẻ vừa ăn vừa chơi, khóc, dẫn đến bị sặc, hóc thức ăn.
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ bị hóc dị vật
Dấu hiệu trẻ bị hóc dị vật rất dễ nhận biết. Bố mẹ có thể để ý trẻ đang chơi đột nhiên ho dữ dội, tím tái, chân tay cứng đờ, miệng không thể ú ớ và khóc. Với những trường hợp nặng có thể thấy nước canh, sữa hoặc nước trào ra từ miệng, mũi của trẻ. Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì trẻ có thể bị ngừng thở hoặc tử vong ngay lúc nào đó.
Cách điều trị cho trẻ nhỏ bị hóc dị vật
Nếu trẻ ngạt thở, tím tái, không thể ho, khóc, nói chuyện thì cần làm ngay các bước sơ cứu như sau:
Đối với trẻ lớn
- Đứng sau lưng trẻ và dùng bàn tay nắm chặt đặt phía trên rốn của trẻ.
- Đè mạnh bàn tay vào trong và hướng lên trên. Mục đích là tạo lực đẩy từ dưới lên để đẩy vật lạ ra ngoài đường thở.
- Lặp lại cho đến khi vật lạ văng được ra ngoài.
Đối với trẻ nhỏ
- Đặt trẻ lên cánh tay, mặt trẻ úp xuống. Đỡ đầu của trẻ bằng bàn tay của bạn
- Vỗ lưng trẻ 5 cái, vỗ bằng gót bàn tay vào giữa 2 xương bả vai của trẻ.
- Nếu vật lạ không rơi ra thì xoay trẻ nằm ngửa trên cánh tay của bạn. Nhớ nâng đỡ đầu của trẻ.
- Đè mạnh 2 ngón tay lên ngực trẻ. Vị trí là ở giữa xương ức, giữa 2 núm vú. Đè xuống sau đó thả ra. Làm như vậy 5 lần
- Lặp lại vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi trẻ thở, ho hay khóc lại được.
Cách phòng tránh cho trẻ nhỏ bị hóc dị vật
- Trẻ thường bị sặc trong khi bú sữa, ăn bột hoặc uống thuốc. Vì thế nên đặt trẻ trong tư thế ngồi khi cho bú và không được để trẻ nằm ôm bình bú một mình. Không được dỗ trẻ đang khóc bằng việc ấn bình sữa vào miệng, rất dễ gây sặc.
- Không cho trẻ cầm các loại đồ chơi, các vật nhỏ dễ khiến trẻ bỏ vào miệng ngậm. Tập cho trẻ thói quen không được ngậm bất cứ thứ gì trong miệng. Không nên để cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như: hạt na, lạc, quất, hồng bì, hạt bí, hạt dưa… Nếu thấy trẻ đang ngậm hoặc ăn những thứ dễ gây nên hóc. Không nên hoảng hốt, la hét, mắng trẻ vì làm như vậy trẻ sợ hãi dễ bị hóc. Khi trẻ đang khóc hoặc cười lớn thì không nên đút thức ăn, hoặc cho uống thuốc, không để trẻ vừa ăn vừa chơi.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị hóc dị vật phải làm sao? Trẻ nhỏ bị hóc dị vật có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp