Trẻ nhỏ bị quai bị có sao không?
Trẻ nhỏ bị quai bị là trường hợp rất thường gặp. Mặc dù tất cả mọi người đều có nguy nguy cơ mắc quai bị, nhưng đối tượng nhiễm nhiều nhất là bé từ 6-10 tuổi. Đây là một dạng bệnh truyền nhiễm dễ lây lan qua đường hô hấp. Dấu hiệu đặc trưng của người bệnh là vùng quai hàm bị sưng rất đau. Bệnh có thể tự khỏi nhưng một số trường hợp cần sự can thiệp y tế. Vậy bé mắc quai bị còn những dấu hiệu nào khác không? Cách xử trí khi lý bé bị quai là gì? Nên tiêm phòng quai bị cho bé như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
Ngay khi trẻ có dấu hiệu bị quai bị, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay. Bác sĩ sẽ cho thuốc cũng như tư vấn cách chăm sóc cho trẻ tại nhà.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị quai bị
Quai bị là một loại bệnh gây ra bởi virus Mumps, làm sưng đau ở tuyến nước bọt. Bệnh lây qua tiếp xúc thông thường khi trong không khí có chứa virus gây bệnh.
Ai cũng có thể mắc bệnh, tuy nhiên trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh hơn cả. Theo thống kê, có đến 80% trường hợp mắc bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi. Đặc biệt, trẻ từ 6-10 tuổi là thường gặp nhất.
Loại virus này có thể lây nhiễm vào nhiều bộ phận của cơ thể bé, đặc biệt là ở tuyến nước bọt mang tai. Vì thế, phần mặt 2 bên trước tai và dưới gò má trẻ sẽ sưng và rất đau.
Bệnh thường phát vào mùa đông xuân, khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh. Bệnh xuất hiện ở những nơi đông người như: nhà trẻ, trường học, ký túc xá, khu tập thể…
Quai bị lan chủ yếu qua đường hô hấp do nước bọt bị nhiễm trùng khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi. Người bị quai bị một lần sẽ có miễn dịch bền vững với bệnh này đến cuối đời.
Các dấu hiệu khi trẻ nhỏ bị quai bị
Các dấu hiệu rõ ràng thường xuất hiện trong khoảng 2 – 3 tuần sau khi tiếp xúc với virus. Ở từng đối tượng, trẻ trai và trẻ gái, các dấu hiệu này sẽ giống hoặc khác nhau. Nhưng nhìn chung các dấu hiệu quai bị phổ biến bao gồm:
- Sưng và đau tuyến nước bọt ở một bên mặt trẻ
- Khó nói chuyện và khó nhai, nuốt
- Đau tai, đau đầu, đau cơ
- Sốt cao từ 38 – 40 độ
- Mệt mỏi
- Đau và sưng tinh hoàn ở những bé trai trong tuổi vị thành niên
- Ớn lạnh, chán ăn
Bố mẹ có thể nhận thấy sự sưng lên ở phía trước tai và ít nhất một bên dưới cằm của con. Trong một số trường hợp có thể sưng ở cả hai bên. Việc này gây đau khi trẻ nhai hoặc nuốt. Những cơn sốt trong khoảng thời gian bé mắc bệnh thường sẽ kết thúc trong khoảng 1 – 6 ngày. Còn tuyến nước bọt sưng có thể kéo dài > 10 ngày.
Các biến chứng có thể gặp khi trẻ nhỏ bị quai bị
- Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn: tinh hoàn sưng to, đau, viêm và sốt kéo dài .Điều này dẫn đến tinh hoàn teo dần và giảm số lượng tinh trùng. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vô sinh.
- Viêm buồng trứng: biểu hiện đau bụng, rong kinh, đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, nếu mắc quai bị có thể bị sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu trong ba tháng đầu thai kỳ.
- Nhồi máu phổi: có thể xảy ra sau viêm tinh hoàn do hậu quả của huyết khối từ tĩnh mạch tiền liệt tuyến.
- Viêm não, viêm màng não.
Đặc biệt, bệnh quai bị ở người lớn thường có nguy cơ nặng và có nhiều biến chứng hơn trẻ em.
Chăm sóc cho trẻ nhỏ bị quai bị
Khi trẻ có các dấu hiệu quai bị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám để chẩn đoán xác định. Nếu đúng là quai bị thể nhẹ, bác sĩ sẽ hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc trẻ ở nhà như:
- Hạ nhiệt bằng cách lau mình trẻ bằng nước ấm (không được lau bằng nước lạnh). Có thể cho dùng paracetamol để hạ sốt và giảm đau.
- Cho uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng có bán tại các hiệu thuốc nhằm chống khô miệng.
- Cho trẻ ăn loãng hoặc ăn bằng ống hút (nếu trẻ nuốt khó).
- Cho trẻ nằm trên giường với một chai nước nóng bọc trong khăn để áp vào bên má đau; không được cho trẻ nô đùa chạy nhảy vì những hoạt động này rất dễ dẫn đến biến chứng ở tinh hoàn.
Lưu ý bố mẹ không nên sử dụng lá cây, vôi để bôi, đắp lên vùng bị sưng vì có thể gây bỏng, tăng nguy cơ bị bội nhiễm. Trẻ bị viêm tinh hoàn có thể sử dụng quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau.
Nếu quan sát thấy trẻ có các biểu hiện biến chứng hoặc thấy bệnh nặng lên, cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay.
Phòng ngừa trẻ nhỏ bị quai bị
Hiện nay không có thuốc đặc trị quai bị. Do đó, tiêm phòng vắc-xin là biện pháp phòng bệnh chủ động an toàn và hiệu quả nhất. Vắc-xin quai bị là vắc-xin virus sống giảm độc lực, an toàn, không gây sốt, tạo kháng thể cao, bảo vệ 75 – 95% trường hợp tiếp xúc, miễn dịch ít nhất 17 năm. Vắc-xin quai bị hiện nay là loại kết hợp cùng lúc phòng 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella. Vắc-xin được khuyến cáo tiêm cho trẻ trên 1 tuổi; thường tiêm 2 liều, liều đầu lúc trẻ 12 – 15 tháng và lặp lại liều 2 lúc trẻ 4 – 6 tuổi.
Lời kết
Cho trẻ tiêm phòng quai bị ngay khi có thể. Đây là cách phòng ngừa cững như chũa trị quai bị hiểu quả nhất cho trẻ. Trẻ sẽ không phải chịu đựng những cơn đau dai dẳng, khó chịu do căn bệnh này mang lại. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ sơ sinh bị động kinh có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị viêm ruột có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị viêm màng não có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo