Trẻ nhỏ bị thiếu máu có sao không?
Thiếu máu là tình trạng số lượng tế bào hồng cầu (tế bào máu) trong cơ thể của trẻ ở dưới mức bình thường. Các tế bào hồng cầu có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong máu. Sắt là chất cần thiết cho cơ thể trẻ để tổng hợp các tế bào hồng cầu. Sắt cũng ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Thiếu máu thiếu sắt là do trẻ không được cung cấp đủ chất sắt từ chế độ ăn uống. Độ tuổi thường gặp nhất của thiếu máu thiếu sắt là từ 1 đến 3 tuổi – lúc trẻ mới biết đi. Vậy trẻ nhỏ bị thiếu máu phải làm sao?
Thiếu máu đối với trẻ nhỏ, nếu được phát hiện sớm sẽ ảnh hưởng sức khỏe của bé. Bố mẹ nên chú ý bổ sung các thực phẩm đầy đủ các chất. Tình trạng nặng nên đưa bé đến ngay bệnh viện thăm khám.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị thiếu máu
- Không cung cấp đủ chất sắt: do chế ăn uống hằng ngày của bé thiếu chất.
- Do nhu cầu sắt: Trẻ em là lứa tuổi lớn nhanh nên nhu cầu sắt cao. Trẻ sinh đủ tháng có dự trữ sắt tốt sẽ được đáp ứng cho tới 6 tháng đầu đời. Sau khoảng thời gian này, bắt đầu có sự thiếu hụt sắt nên phải bổ sung thêm sắt qua thức ăn.
- Phụ nữ có thai cần có đủ sắt để phát triển của thai, nhau thai. Phụ nữ cho con bú nếu thiếu sắt sẽ gây thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh.
- Mất máu khi nhiễm ký sinh trùng đường ruột: Mất máu khi nhiễm ký sinh trùng đường ruột sẽ gây thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em. Giun móc là ký sinh trùng chủ yếu gây nên tình trạng này vì nó gây mất máu đường tiêu hóa và gây thiếu sắt.
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ bị thiếu máu
Biểu hiện lâm sàng của thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ thường âm thầm, gây khó khăn trong phòng chống bệnh này ở cộng đồng. Một số biểu hiện chủ yếu của thiếu máu nhẹ ở trẻ thường là:
- Da xanh, niêm mạc nhợt
- Trẻ kém hoạt bát, thường học kém, hay buồn ngủ
- Khi bị thiếu máu nặng, trẻ có khó thở hay bị viêm nhiễm đường hô hấp và các bệnh nhiễm khuẩn khác.
Biến chứng khi trẻ nhỏ bị thiếu máu
Trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Trẻ bị thiếu máu có ít oxy trong máu. Tim của trẻ vì thế phải làm việc nhiều hơn để bơm đủ oxy cho các cơ quan trong cơ thể. Các cơ quan trong cơ thể của trẻ chưa phát hoàn thiện, khi làm việc quá sức sẽ dễ dẫn đến những tổn thương.
Cách điều trị khi trẻ nhỏ bị thiếu máu
Điều trị thiếu máu phụ thuộc vào nguyên nhân. Ở trẻ em, nguyên nhân thiếu máu thường gặp nhất là do thiếu sắt trong chế độ ăn. Vì vậy, cần cho trẻ chế độ ăn giàu sắt như: thịt, trứng, các loại đậu, rau xanh.
Một số trẻ cần phải bổ sung viên sắt để giúp cơ thể tạo máu nhiều hơn. Một số trường hợp khác, bác sĩ nhận thấy có những nguyên nhân đặc biệt và cần thiết phải làm xét nghiệm kiểm tra trước khi điều trị. Dù nguyên nhân là gì đi nữa, trẻ thiếu máu nặng cần phải được truyền máu.
Cách chăm sóc cho trẻ nhỏ bị thiếu máu
Thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ làm giảm sức đề kháng của cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng, phát triển của trẻ. Do vậy, để phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng ở trẻ em cần:
- Uống viên sắt: Đối với trẻ em, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ sinh non việc bổ sung viên sắt cần theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Phòng chống giun sán: Cần vệ sinh môi trường, cá nhân và gia đình thường xuyên. Ăn chín uống sôi, tẩy giun theo định kỳ.
- Tăng khẩu phần ăn: Ăn nhiều thức ăn có chứa sắt và dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, thủy sản,…và các thức ăn giàu vitamin C như rau xanh, quả chín.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị thiếu máu phải làm sao? Trẻ nhỏ bị thiếu máu có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp