Trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày có sao không?
Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng rối loạn đường tiêu hóa khiến cho dịch vị, axit dạ dày hoặc các loại thức ăn và chất lỏng trong dạ dày bị dẫn ngược lên thực quản. Do hệ thống cấu trúc dạ dày đặc biệt của trẻ em dẫn đến thức ăn khó đi qua hệ thống tiêu hóa khiến tình trạng trào ngược xảy ra. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Không ảnh hưởng nghiêm trọng và tình trạng trào ngược sẽ tự hết khi trẻ bắt đầu khoảng 12 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ hơn 1 tuổi mà vẫn bị trào ngược và kèm theo biểu hiện lạ thì nên đưa trẻ thăm khám lập tức. Vậy trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày phải làm sao?
Trào ngược dạ dày ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, chính vì thế mà nó khiến cho nhiều người làm cha mẹ phải đau đầu tìm cách giải quyết. Bố mẹ đặc biệt chú ý đến những biểu hiện ban đầu của trẻ, có chế độ ăn uống hợp lý cho bé. Nếu tình trạng không thuyên giảm nên cho bé thăm khám bác sĩ.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày
- Do dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện: Do hoạt động cơ thắt chưa ổn định và đóng vào không hiệu quả khiến cho thức ăn bị trào ra và đi ngược lên thực quản.
- Cơ quan tiêu hóa chưa ổn định: Do hệ thống tiêu hóa ở trẻ vẫn chưa hoàn thiện và còn khá nhạy cảm . Cho nên khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng vẫn còn kém. Bên cạnh đó, bộ phận dạ dày lại nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn nên gây ra tình trạng trào ngược.
- Nguồn thức ăn tiêu thụ: Cho trẻ sử dụng các loại thức ăn có chứa caffeine hoặc thức ăn có tính nóng.
- Tư thế cho bé bú sữa: Các bà mẹ bỉm sữa hay đặt cho bé bú sữa theo tư thế nằm ngang. Tuy nhiên ở tư thế này sẽ khiến cho sữa vừa xuống đến dạ dày sẽ bị trào ngược lên.
- Một số cơ quan khuyết tật bẩm sinh: Một số cơ quan bị khuyết tật bẩm sinh liên quan đến đường tiêu hóa và dạ dày như thoát vị hành, cơ thắt thực quản dưới,…
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Đây là tình trạng gây ra tổn thương và làm mất đi chức năng của dạ dày. Dẫn đến trào ngược trong quá trình tiêu hóa thức ăn.
- Có tiền sử gia đình: Cha, mẹ hoặc người thân trong nhà có tiền sử bị trào ngược dạ dày thực quản.
- Một số nguyên nhân khác: cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá.
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày
- Trẻ bị nôn thường xuyên, trớ cả sữa ra mũi và miệng.
- Thường xuyên quấy khóc, biếng ăn và ngủ không sâu giấc.
- Trẻ biếng ăn dẫn đến chậm tăng cân hoặc nguy hiểm hơn là bị suy dinh dưỡng. Vì khả năng hấp thụ còn yếu và tình trạng thiếu máu kéo dài.
- Ho thường xuyên hoặc tái phát, thở khò khè, không muốn ăn và cảm thấy khó nuốt.
- Ợ hơi, ợ nóng, đầy hơi, đau bụng, nóng dạ vùng thực quản, đau phía sau ức xương.
- Nhiễm trùng tai giữa, xuất hiện âm thanh trong ngực
- Hôi miệng, miệng có vị chua, bị đau họng vào buổi sáng, bị sâu răng hoặc có dấu hiệu cảm lạnh.
Cách phòng ngừa trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày
Bố mẹ nên cân nhắc một số lưu ý sau:
- Chuẩn bị quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ
- Cho trẻ ăn trước khi đi ngủ khoảng 3 tiếng
- Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, ít và cho ăn thường xuyên
- Sau khi ăn, bế trẻ ở tư thế thẳng đứng khoảng 30 phút. Tránh để trẻ nằm xuống ngay
- Hạn chế các thực phẩm có tính axit, cay, caffeine, nhiều chất béo có hại. Vì những thực phẩm này rất có hại cho sức khỏe dạ dày.
- Cho trẻ bú ở tư thế đầu cao 30 độ và để bé nằm duy trì ở tư thế này cả lúc ngủ, hoặc có thể nằm nghiêng bên trái giúp làm giảm triệu chứng ợ hơi, ợ nóng.
Cách chăm sóc cho trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày
Thay đổi cách cho ăn
- Đối với trẻ chưa ăn dặm dưới 6 tháng tuổi: Mẹ nên chia nhỏ thời gian bú cho bé, tốt nhất là 2 giờ/lần. Sau khi cho bé bú no, hãy bồng bé lên, tránh để nằm dễ bị nôn trớ.
- Đối với trẻ ăn dặm: Mẹ nên chia nhỏ thức ăn thành nhiều bữa, nên cho trẻ ăn 2 giờ/ lần. Không nên cho bé ăn quá no hoặc thức ăn quá đặc cũng dễ gây ra hiện tượng táo bón, giảm khả năng hấp thụ canxi có trong sữa.
Cho bé bú đúng cách
Mẹ cần điều chỉnh tư thế bú của bé cho hợp lý để tránh tình trạng sữa xuống quá nhanh. Hạn chế cho bé ngậm ti giả nhiều.
Kê gối cao cho bé ngủ
Khi bé ngủ, bạn kê gối cao cho bé nằm để không bị trào ngược dạ dày sau khi bú no.
Giúp bé ợ hơi sau khi bú
Sau khi bé bú xong để tránh bị trào ngược dạ dày, bạn hãy giúp bé ợ hơi bằng cách: Đặt cho bé ngồi thẳng trên đùi để hơi ngả người ra trước, dùng một tay đỡ cằm và tay còn lại vỗ nhẹ vào lưng. Với cách này sẽ giúp bé ợ hơi dễ dàng, không bị đầy hơi, khó chịu.
Massage cho bé
Massage cũng là một phương pháp trị liệu giúp bé ít bị trào ngược dạ dày. Bạn có thể áp dụng như sau: Cho bé nằm xuống giường, thoa một ít dầu tràm hoặc tinh dầu oliu lên vùng bụng rồi xoa bóp nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ khoảng 4 – 5 phút. Tiếp đó, bạn massage phần lưng tầm khoảng 3 phút, cuối cùng đến phần tay và chân khoảng 5 phút. Việc thực hiện massage mỗi ngày sẽ giúp bé dễ chịu, thoải mái và tạo giấc ngủ ngon. Tuy nhiên lưu ý là không nên massage khi bé vừa mới ăn no.
Biến chứng nếu trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày
- Sưng tấy và nóng rát ở thực quản khiến trẻ chán ăn, suy dinh dưỡng.
- Xuất huyết thực quản.
- Các bệnh về hô hấp nếu trào ngược axit vào phổi, khí quản và mũi.
- Để lại mô sẹo ở trong thực quản dẫn đến việc nhai nuốt khó khăn.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày phải làm sao? Trẻ nhỏ bị trào ngược dạ dày có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp