Trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa có sao không?
Trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa thường xảy ra ở giai đoạn từ 10-19 tuổi. Tình trạng này có thể xảy đến với tất cả mọi người ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, trẻ em thường không phân biệt được đau bụng do viêm ruột thừa và đau bụng thông thường. Do đó, các bé thường có xu hướng chịu đựng để cơn đau qua đi tự nhiên. Điều này rất nguy hiểm vì để càng lâu, nguy cơ gây biến chứng càng cao. Ngược lại, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng được xử lý và trẻ cũng rất nhanh chóng hồi phục. Vì vậy, việc phát hiện những dấu hiệu ban đầu khi trẻ bị viêm ruột thừa là rất quan trọng. Tất cả sẽ được giới thiệu qua bài viết dưới đây.
Không có các nào phòng tránh viêm ruột thừa, dù là ở người lớn. Vì vậy, bố mẹ hãy căn dặn trẻ báo lại ngay khi có triệu chứng đau bụng bất thường.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa
Ruột thừa là một bộ phận nhỏ như ngón tay cái nằm ở phía dưới bên phải của bụng, có 1 đầu bịt kín, đầu kia thông với manh tràng(đoạn đầu tiên của ruột già).
Viêm ruột thừa xảy ra khi ruột thừa bị tắc nghẽn, thường do phân, dị vật hoặc ung thư. Sự tắc nghẽn cũng có thể là hậu quả của việc viêm nhiễm. Vì ruột thừa thường phù nề và tăng tiết dịch để đáp ứng với tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể. Khi tắc nghẽn, vi khuẩn thường nhân lên nhanh chóng, làm ruột thừa bị viêm, phù nề và ứ dịch, tạo thành vòng xoắn bệnh lý.
Những dấu hiệu khi trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa có rất nhiều triệu chứng. Do đó, bạn phải quan sát kỹ những biểu hiện của trẻ để xác định xem trẻ có phải đang bị chứng bệnh này không. Những triệu chứng có thể là:
Trẻ bị đau vùng bụng dưới
Ruột thừa nằm ở vùng bụng bên phải, nên triệu chứng phổ biến nhất là đau ở vùng bụng dưới bên phải. Tuy nhiên, đau bụng dưới chưa chắc là đã triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em, có một số căn bệnh khác cũng gây ra đau bụng dưới như:
- Dị ứng thức ăn
- Nuốt quá nhiều không khí
- Lo âu, căng thẳng
- Khó đi tiêu
Trẻ bị chán ăn
Nếu trẻ không muốn ăn 1 – 2 bữa thì điều này bình thường. Tuy nhiên, tình trạng này cứ kéo dài nhiều ngày và dù bạn đã nấu những món yêu thích của trẻ nhưng trẻ vẫn không muốn ăn, bạn nên đưa con đến bác sĩ để kiểm tra.
Trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa sẽ bị sốt
Nếu bé bị sốt từ 37 – 39°C thì có thể bị viêm ruột thừa. Thông thường, trẻ nhỏ hay sốt khi cơ thể nhiễm trùng. Ngoài ra, khi trẻ nhỏ bị nhiễm trùng, số bạch cầu thường cao hơn bình thường. Do đó, để chẩn đoán, bác sĩ thường dựa vào số lượng các tế bào bạch cầu.
Trẻ bị đau khi đi tiểu
Khi bị đau khu vực vùng bụng dưới, trẻ có thể có cảm giác không thoải mái khi tiểu. Đây có thể là một triệu chứng viêm ruột thừa ở trẻ em.
Vùng bụng bị sưng tấy
Sự tắc nghẽn trong ruột thừa sẽ làm khu vực này căng cứng. Dùng tay ấn nhẹ vào phần bụng, nhất là bụng dưới và 2 bên hông, để kiểm tra.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân ít phổ biến hơn:
- Trẻ bị buồn nôn
- Trẻ bị táo bón
- Trẻ bị tiêu chảy
- Trẻ bị khó thở
Những biến chứng nguy hiểm có thể gặp khi trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa
Viêm phúc mạc toàn bộ
Đây là biến chứng nguy hiểm, xảy ra khi ruột thừa vỡ chảy vào ổ bụng. Trên lâm sàng có thể quan sát thấy dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân tiến triển nghiêm trọng. Về các triệu chứng tại chỗ, bệnh nhân có biểu hiện đau khắp ổ bụng, tiêu khó, trung tiện khó, chướng bụng do liệt ruột, phản ứng ở thành bụng lan rộng ra khắp ổ bụng.
Áp xe ruột thừa
Trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa cấp dẫn đến ruột thừa bị vỡ, nhưng được mạc nối, các quai ruột bao bọc xung quanh trở thành hàng rào khu trú vùng viêm, không cho lan ra ổ bụng.
Trên lâm sàng thể hiện dấu hiệu bệnh nhân vẫn bị đau hố chậu phải và sốt cao. Khi thăm khám hố chậu phải, có thể quan sát thấy một khối không di động, mặt nhẵn, ấn vào người bệnh có cảm giác căng đau. Tiến hành xét nghiệm, thấy số lượng bạch cầu tăng cao. Áp xe ruột thừa có khả năng vỡ vào ổ bụng, gây viêm phúc mạc thì hai.
Đám quánh ruột thừa
Đây là biến chứng viêm ruột thừa cấp xảy ra trong trường hợp bệnh nhân có sức đề kháng tốt, các quai ruột và mạc nối có khả năng đến bao bọc kín ruột thừa, ngăn cản sự tiến triển lan rộng.
Triệu chứng lâm sàng là cơn đau và sốt giảm, hố chậu phải xuất hiện khối chắc, không di động, ấn đau nhẹ, không có phản ứng ở thành bụng. Xét nghiệm cận lâm sàng thấy lượng bạch cầu giảm dần trở lại bình thường. Đám quánh ruột thừa có nguy cơ tiến triển theo hai hướng, hoặc tan dần hoặc tạo thành áp xe ruột thừa.
Chẩn đoán trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa như thế nào?
Khi phát hiện hoặc nghi ngờ trẻ bị viêm ruột thừa, tốt nhất hãy đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa. Viêm ruột thừa đôi khi bị nhầm lẫn với các bệnh khác như:
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Sỏi thận
- Viêm dạ dày
- Nhiễm trùng đường ruột
- Viêm dạ dày ruột
- Các vấn đề về túi mật
- Bệnh Crohn
Vì vậy, bác sĩ sẽ cho bé làm một số xét nghiệm để có hướng điều trị chính xác:
Xét nghiệm máu
Thông thường, đây sẽ là xét nghiệm đầu tiên mà bác sĩ đề nghị bạn cho trẻ làm vì đây là cách dễ dàng nhất để xác định xem trẻ có bị nhiễm trùng không.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm này dùng để chẩn đoán xem trẻ có bị nhiễm trùng thận hoặc nhiễm trùng bàng quang không. Có một số protein nhất định trong nước tiểu được xem là chỉ dấu để giúp xác định trẻ bị viêm ruột thừa.
Siêu âm bụng
Đây là phương pháp phổ biến để chẩn đoán trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa hay không. Phương pháp này cho độ chính xác cao và có kết quả gần như ngay lập tức.
Chụp MRI hoặc CT
Nếu những phương pháp trên không thể phát hiện tình trạng viêm ruột thừa ở trẻ thì chụp MRI hoặc CT sẽ được áp dụng. Phương pháp này cho độ chính xác tuyệt đối ngay khi trẻ chưa bộc lộc bất kỳ triệu chứng nào,
Điều trị cho trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa
Thuốc kháng sinh
Khi ruột thừa vừa có dấu hiệu bị viêm, đa số các bác sĩ đều cho rằng trẻ nên uống thuốc kháng sinh để điều trị trước khi nghĩ đến việc cắt bỏ. Do đó, sau khi chẩn đoán, bé sẽ không làm phẫu thuật sau 6 – 8 tuần. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy trẻ em có tỷ lệ hồi phục cao hơn người lớn và không bị nhiều biến chứng khi cắt bỏ ruột thừa trong vòng 24 giờ sau khi chẩn đoán.
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Nếu thuốc kháng sinh không có tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành tiểu phẩu cát ruột thừa cho trẻ. Đây cũng là phương pháp được áp dụng rộng rãi, tránh tình trạng bệnh tái phát. Nếu không được điều trị kịp thời, phần ruột thừa có thể bị vỡ, dẫn đến viêm phúc mạc, gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Nếu áp xe ruột thừa bị vỡ, chất lỏng và mủ cần phải được xử lý ngay.
Dinh dưỡng cho trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa
Trẻ bị viêm ruột thừa nên ăn gì?
Chanh
Chanh có tác dụng loại bỏ vi khuẩn có hại, kháng viêm rất mạnh. Cho trẻ uống 1-2 ly nước chanh nóng mỗi ngày sẽ cải thiện đáng kể các triệu chứng.
Chất xơ
Trái cây tươi, rau xanh cung cấp nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất. Các loại thực phẩm này mang lại nhiều lợi ích cho đường tiêu hóa và hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa các triệu chứng viêm ruột thừa.
Bổ sung chất xơ có thể khiến quá trình tiêu hóa, hấp thụ thức ăn diễn ra thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, các loại trái cây tươi và rau xanh có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và cân bằng hệ thống vi sinh vật trong đường ruột.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc là thực phẩm thân thiện với hệ thống tiêu hoá và có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đường ruột. Bên cạnh đó, sử dụng ngũ cốc có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể để duy trì các hoạt động hàng ngày.
Trẻ nhỏ bị viêm ruột thừa không nên ăn gì
Thức ăn ngọt
Đường và thực phẩm ngọt nói chung có thể gây rối loạn tiêu hóa. Do đó, một người bệnh viêm hoặc có vấn đề ở ruột thừa nên tránh sử dụng thức ăn nhiều đường, đặc biệt là đường hóa chất.
Trong trường hợp người bệnh đã phẫu thuật cắt ruột thừa, sử dụng đường sẽ làm chậm quá trình phục hồi. Do đó, bánh và đồ ngọt khác nên tránh sử dụng hoặc dùng với một lượng nhất định.
Thực phẩm cay
Thức ăn cay có thể gây kích thích và làm tổn thương hệ thống tiêu hóa. Ở những người viêm ruột thừa, niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương, gia vị, thức ăn cay nóng có thể dẫn đến đau rát, khó chịu và đầy hơi chướng bụng.
Do đó, nếu đang điều trị viêm ruột thừa, không nên cho bé dùng sử dụng các món ăn cay, gia vị cay cho đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.
Lời kết
Không có các nào phòng tránh viêm ruột thừa, dù là ở người lớn. Vì vậy, bố mẹ hãy căn dặn trẻ báo lại ngay khi có triệu chứng đau bụng bất thường. Điều trị càng sớm càng hiệu quả và ít ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ sơ sinh bị u máu có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị viêm màng não có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị trĩ có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo