Trẻ được gọi là sinh non nếu chào đợi khi chưa đủ 37 tuần thai kỳ. So với trẻ đủ tháng, trẻ sinh non có nguy cơ mắc nhiều bệnh như khuyết tật phát triển, bại não, khiếm thị và khiếm thính cao hơn. Trẻ sinh non càng ít tuần tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Bài viết dưới đây Songkhoe.medplus.vn sẽ chia sẻ đến các bạn những thông tin hữu ích về việc sinh non này nhé!
Sinh non là gì?
Sinh non được hiểu là khi em bé chào đời quá sớm. Khi mẹ bầu lâm bồn và sinh ra em bé trong khoảng thời gian từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 37 của thai kỳ thì được gọi là sinh non. Mẹ bầu cần tìm hiểu các nguyên nhân dọa sinh non để phòng tránh tốt nhất có thể. Sinh non thường được phân loại như sau:
- Sinh cực non khi thai dưới 28 tuần
- Sinh rất non khi thai từ 28 – 32 tuần
- Sinh non muộn khi thai từ 33 – 36 tuần.
Nguyên nhân của việc sinh non
Những yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ sinh non, bao gồm:
- Đã có tiền sử sinh con sớm
- Có cổ tử cung ngắn là nguyên nhân dọa sinh non
- Khoảng thời gian giữa hai lần mang thai quá ngắn
- Đã từng thực hiện phẫu thuật trên tử cung hoặc cổ tử cung
- Một số rối loạn khi mang thai, chẳng hạn như mang đa thai hoặc chảy máu âm đạo
- Các yếu tố về lối sống như ít vận động, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, thường xuyên căng thẳng và lạm dụng chất gây nghiện (hút thuốc, uống rượu) khi mang thai.
Những dấu hiệu bạn sắp chuyển dạ sinh non
Cơn gò chuyển dạ sinh non có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ tuần thứ 20 đến 37 của thai kỳ. Chúng có xu hướng không dừng lại và trở nên thường xuyên, dồn dập hơn và khiến bạn càng ngày càng khó chịu.
Những dấu hiệu sinh non dễ nhận thấy:
- Chuột rút ở phía trên vùng xương mu.
- Áp lực căng cơ hay cảm giác đau nhức ở vùng xương chậu, bắp đùi và ở háng.
- Đau vùng bụng dưới hoặc lưng.
- Đau quặn ruột hoặc đau bụng tiêu chảy.
- Tăng tiết dịch ở âm đạo.
- Âm đạo có chất lỏng chảy ra màu hồng nhạt, nâu nhạt hoặc chảy máu.
Các yếu tố nguy cơ dẫn đến sinh non
- Viêm nhiễm vùng kín. Vi khuẩn làm lớp màng bọc thai nhi yếu đi, khiến nước ối có thể vỡ bất kì lúc nào.
- Có tiền sử sinh non. Nếu bạn đã từng sinh non thì nguy cơ bạn có thể trải qua việc này 1 lần nữa.
- Các bệnh lý. Các bệnh như tiểu đường, tim mạch, đông máu, tiền sản giật.
- Lối sống không lành mạnh. Thói quen hút thuốc, nghiện rượu, căng thẳng hoặc lo lắng quá mức.
- Sinh liên tiếp. Sau khi sinh phụ nữ nên nghỉ từ 11 đến 12 tháng. Nhằm hạn chế việc dị tật bẩm sinh ở bé, nhẹ cân hoặc sinh non.
Những vấn đề thường gặp ở trẻ sinh non
- Khi bé sinh non các cơ quan hô hấp đặc biệt là phổi thường chưa hoàn thiện vì thế bé thường được thở bằng oxy và chăm sóc đặc biệt.
- Bé sinh chưa đủ tháng dễ gặp các bệnh về mang trong gây nguy hiểm cho sức khỏe. Cần được khám tổng quát cho trẻ tại Vinmec để theo dõi tình hình sức khỏe kịp thời;
- Trẻ dễ gặp các vấn đề về đường ruột như nhiễm trùng, viêm ruột, hoại tử
- Trẻ sinh không đủ tháng còn có nguy cơ mắc các bệnh về não, chảy máu não…
- Rối loạn thân nhiệt, mệt mỏi, suy yếu ảnh hưởng đến việc ăn uống
- Bé khó duy trì lượng đường trong máu, ít mỡ dưới da gây khó khăn trong việc giữ ấm cơ thể
- Trẻ sinh non yếu ớt và bé nhỏ thường được tách khỏi mẹ chăm sóc, ảnh hưởng đến cảm xúc mẫu tử, gián đoạn cho bú bằng sữa mẹ.
Chẩn đoán chuyển dạ sinh non
Chuyển dạ sinh non chỉ có thể được chẩn đoán khi nhận thấy dấu hiệu thay đổi trong cổ tử cung. Bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra vùng chậu để xác định hiện trạng khu vực cổ tử cung. Nhiều khả năng sản phụ phải cần thăm khám kiểm tra nhiều lần trong vòng vài giờ. Các cơn co thắt cũng sẽ được ghi nhận và theo dõi sát sao.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ làm một số xét nghiệm sau đây để cân nhắc xem bạn có cần phải nhập viện điều trị hay không:
- Siêu âm qua âm đạo. Để đo chiều dài cổ tử cung của bạn.
- Xét nghiệm FFN. Đo nồng độ của một protein (gọi là fibronectin) của bào thai trong dịch tiết âm đạo. Sự hiện diện của protein này giúp dự đoán nguy cơ trẻ sinh non.
Làm thế nào để tránh tình trạng sinh non
Bạn có thể đề phòng việc sinh non ngay từ khi có những dấu hiệu đầu tiên, bằng cách:
- Cách mỗi tiếng lại uống khoảng 200-250ml nước lọc hoặc nước trái cây để ngăn chặn tình trạng mất nước gây khó chịu ở tử cung.
- Có chế độ ăn uống hợp lý và cố gắng chỉ tăng tối đa 11 – 15kg trong suốt thai kỳ.
- Sau khi đi vệ sinh, bạn nên lau từ đằng trước ra đằng sau để tránh nhiễm trùng đường tiểu.
- Mỗi tiếng hoặc vài tiếng một lần, bạn nên ngồi xuống, kê cao chân lên và phải nhớ tuyệt đối không được nâng vật nặng.
- Ngừng mọi hoạt động thể chất và nghỉ ngơi nếu bạn gặp các cơn gò không có dấu hiệu dừng lại trong một khoảng thời gian ngắn.
- Cố gắng giảm bớt mọi căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.
- Bổ sung các dưỡng chất cần thiết như axit folic, vitamin B3, B9, B12 cần thiết cho quá trình mang thai.
Các bài viết liên quan:
Nguồn: Healthline.com, Trungtamphuchoichucnang.com, Hellobacsi.com