Trẻ sơ sinh bị nấm miệng có sao không?
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh là bệnh do nấm Candida Albicans gây nên. Đây là một loại nấm men thường có trong khoang miệng của trẻ. Loại nấm này sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh cho vùng lưỡi, khoang miệng. Nếu để lâu, nấm sẽ loang ra khắp lưỡi, làm mất vị giác. Khiến trẻ biếng ăn, đau đớn, khó bú, bỏ bú và quấy khóc. Nếu nấm mọc dày có thể lan vào đường thở. Gây viêm phổi, nấm phổi, lan xuống dạ dày gây tiêu chảy rất nguy hiểm. Vậy trẻ sơ sinh bị nấm miệng phải làm sao?
Trẻ sơ sinh bị nấm miệng là tình trạng xảy ra khá phức tạp. Ngay khi phát hiện nấm miệng ở trẻ sơ sinh, mẹ nên có biện pháp xử lý ngay. Nếu điều trị trễ, nấm mọc dày có thể lây lan xuống cổ họng, thực quản từ đó dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng đến sức khỏe bé
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấm miệng
Tình trạng nấm miệng ở trẻ do một vài nguyên nhân sau:
- Trong thai kỳ nếu người mẹ mắc các bệnh viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo mà không điều trị dứt điểm, có thể sẽ lây sang cho thai nhi. Khi mẹ sinh thường qua ngã âm đạo, nấm sẽ theo các chất dịch đi ra ngoài, tiếp xúc và lây trực tiếp sang cho con khiến con bị nhiễm nấm.
- Nếu mẹ bị nhiễm nấm mà cho nuôi con bằng sữa mẹ cũng sẽ lây cho bé. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh sẽ truyền qua truyền lại và dai dẳng khó điều trị dứt điểm.
- Một nguyên nhân nữa, do khoang miệng của bé sẽ bị đóng cặn sữa sau khi bú, nếu không được vệ sinh thường xuyên, bệnh rất dễ lây lan phát triển.
Dấu hiệu của trẻ sơ sinh bị nấm miệng
Trẻ sơ sinh bắt đầu có dấu hiệu nấm miệng khi xuất hiện triệu chứng như:
- Xuất hiện những mảng trắng trên bề mặt và có một số đường nứt nhỏ, hoặc có thể mọc ở lưỡi, niêm mạc miệng, mép.
- Những đám màu trắng ngà mọc trên mặt lưỡi sau đó chuyển màu vàng nâu trên lưỡi hoặc cả vùng niêm mạc họng, thậm chí xuống vùng thanh môn và thanh quản.
- Trẻ trở nên biếng ăn, hay chảy nước miếng vì đau
Trẻ sơ sinh bị nấm miệng có thể gặp biến chứng sau
- Bệnh nấm miệng ở trẻ nhỏ nếu không được phát hiện sớm để điều trị sẽ khiến trẻ biếng ăn, bỏ ăn vì bị đau miệng, lâu dần dẫn tới suy dinh dưỡng. Tình trạng nặng còn làm cho bé bị đau rát cổ họng, ngứa ngáy khó chịu, kích thích hay bị nôn ói.
- Nếu không chữa trị kịp thời, nấm miệng ở trẻ sơ sinh có thể lay lan xuống vùng niêm mạc họng. Thậm chí xuống vùng thanh môn và thanh quản. Hiếm hơn có thể xuống sâu trong phổi gây nguy hiểm cho đường hô hấp hoặc qua đường tiêu hóa xuống dạ dày gây tiêu chảy…
Cách chữa trị cho trẻ sơ sinh bị nấm miệng
Nấm miệng nếu không điều trị dứt điểm có thể tái đi tái lại nhiều lần. Theo đó khi thấy con có dấu hiệu nhiễm nấm mẹ cần đưa đi khám bác sĩ. Thông thường có 2 loại thuốc để điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh.
- Miconazole: Là một loại thuốc dạng gel rất dễ sử dụng. Mẹ có thể bôi gel này lên các vùng bị nhiễm nấm. Thuốc hoạt động bằng cách giết chết các vi trùng nấm Candida bên trong khoang miệng.
- Nystatin: Vì một số lý do nào đó, bé cưng không thích hợp với thuốc Miconazole, mẹ có thể dùng Nystatin để thay thế. Đây là thuốc điều trị nấm rất hiệu quả với dạng uống được nghiền nát hoặc dạng bột hòa nước để rơ miệng cho trẻ.
Cách đề phòng bệnh cho trẻ sơ sinh bị nấm miệng
- Việc đề phòng bệnh nấm lưỡi ở trẻ cần phải vệ sinh khoang miệng và lưỡi đúng cách sau khi cho bé ăn.
- Thường dùng nước lọc để cho trẻ uống. Làm sạch khoang miệng và lưỡi ngay sau khi ăn. Có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để súc miệng cho trẻ.
- Với bé sơ sinh, cần dùng gạc mềm và sạch, thấm nước muối sinh lý để lau lưỡi cho bé. Với bé lớn, phải hướng dẫn bé cách đánh răng và súc miệng sau khi ăn. Không cho ăn vặt, ăn bánh kẹo, nước ngọt vào buổi tối để tránh tạo điều kiện cho nấm lưỡi phát triển
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị nấm miệng phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị nấm miệng có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp