Trẻ sơ sinh bị rốn lồi có sao không?
Rốn lồi là một dị tật khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Rốn lồi được miêu tả đúng như cái tên của nó, tại vị trí rốn của trẻ có một cục nhỏ lồi hẳn lên trên, đặc biệt phình to hơn khi bé vặn mình hoặc quấy khóc. Hầu hết các bậc cha mẹ khi nhìn thấy trẻ bị lồi rốn đều rất lo lắng và tìm đủ mọi cách khắc phục. Vậy trẻ sơ sinh bị rốn lồi phải làm sao?
Bệnh này có thể tự khỏi khi bé hơn một tuổi, thành bụng khỏe hơn và đóng kín lỗ hổng thành bụng lại, thoát vị sẽ biến mất, chính vì thế trong trường hợp này cha mẹ không cần làm gì cả. Cũng có khi thoát vị chỉ mất đi sau 4-5 tuổi, bác sĩ có thể đẩy dễ dàng khối thoát vị vào ổ bụng, nhưng bạn không được tự ý làm việc này.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rốn lồi
Rốn lồi ở trẻ do thoát vị rốn gây ra. Khi trẻ bị thoát vị rốn, một phần nội tạng sẽ rời khỏi vị trí bình thường của nó rồi chui ra ngoài chỗ lỗ rốn (khi trẻ mới sinh, lỗ rốn vẫn chưa đóng kín vì đây là đường dẫn chất dinh dưỡng từ nhau thai vào cơ thể bé), tạo thành một khối lồi lên rõ rệt ở vùng vụng.
Khi trẻ khóc to, cố ưỡn mình để đi ị hoặc vặn mình, mẹ sẽ thấy rõ hơn chiếc rốn lồi của con đang phình to lên.
Không có nguyên nhân nào rõ ràng cho việc trẻ bị thoát vị rốn, nhưng theo các thống kê thì bệnh rốn lồi ở trẻ sơ sinh gặp nhiều hơn ở các bé sinh non, bé sinh ra có cân nặng thấp. Tỉ lệ bé gái bị tật rốn lồi cũng cao hơn so với bé trai.
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ bị rốn lồi
Những triệu chứng thoát vị rốn dẫn đến tình trạng rốn lồi ở trẻ đó là:
- Có mô phình ra ở vùng dưới da trong khu vực rốn
- Khi trẻ ngồi, đứng thẳng sẽ nhìn thấy rõ hơn hoặc khi trẻ hoạt động cơ bụng mạnh như khóc, ho.
- Lấy tay ấn nhẹ, mẹ có thể đẩy 1 phần mô bị lồi vào trong
- Những mô này kích thước không giống nhau ở mỗi trẻ, thường chúng chỉ nhỏ dưới 2,5cm.
- Trẻ không cảm thấy đau.
Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị rốn lồi
Thông thường, vòng rốn sẽ đóng lại trước khi bé được 1 tuổi và trẻ không cần điều trị hoặc sẽ thu nhỏ dần khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên trong một số trường hợp sau mẹ nên đưa bé đi phẫu thuật:
- Trẻ đã 5 tuổi nhưng vẫn thấy vòng rốn chưa đóng lại.
- Phần mô lồi ra quá lớn hoặc khiến trẻ bị khó chịu.
- Trẻ bị thoát vị nghẹt cần được phẫu thuật ngay lập tức. (Trường hợp này thường khá hiếm)
- Dù đã lớn nhưng rốn trẻ vẫn lồi trông mất thẩm mỹ
Sau khi phẫu thuật trẻ có thể được xuất viện ngay và chăm sóc tại nhà, các bậc phụ huynh không nên quá lo lắng.
Cách phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị rốn lồi
- Hạn chế việc bé khóc, gào để hạn chế áp lực từ bụng lên rốn – nguyên nhân khiến rốn lồi ra. Hãy bé bé lên và dỗ dành để bé nín dần.
- Tránh táo bón cho trẻ bằng cách thay đổi dinh dưỡng nhiều chất xơ cho trẻ. Cho trẻ dùng súp đu đủ, súp khoai lang giúp trẻ dễ tiêu hơn.
- Massage nhẹ nhàng thành bụng cho bé mỗi ngày.
Biến chứng khi trẻ sơ sinh bị rốn lồi
Tuy hiếm xảy ra nhưng rốn lồi hay thoát vị rốn cũng gây một số biến chứng nguy hiểm như, một đoạn quai ruột có thể bị kẹt trong khối thoát vị, nếu không được đẩy ngược vào ổ bụng thì máu tới đoạn ruột đó ít đi, gây đau ở vùng rốn và tổn thương mô ruột. Nguy hiểm hơn nếu đoạn ruột có thể bi nghẹt trong quá trình phát triển mà không nhận được máu, gây hoại tử và nhiễm trùng lan tỏa toàn ổ bụng.
Trẻ sơ sinh bị rốn lồi cần gặp bác sĩ ngay nếu:
Cần đưa bé đến ngay các cơ sở y tế khi bé có các dấu hiệu sau:
- Bụng to tròn và “đầy” hơn bình thường.
- Da quanh khối thoát vị trở nên sưng nề và đỏ.
- Bé sốt, quấy khóc, khó đi ngoài hoặc không đi ngoài được.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị rốn lồi phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị rốn lồi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp