Trẻ sơ sinh bị sởi có sao không?
Trẻ sơ sinh bị sởi đang có xu hướng tăng dần trong thời gian gần đây. Nguyên nhân chủ yếu là do các bé không được tiêm phòng đầy đủ. Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxoviridae gây ra. Bệnh hay xuất hiện vào thời điểm đông – xuân. Đây bệnh thường gặp ở trẻ em, nhưng cũng xuất hiện ở người lớn, khả năng gây thành dịch cao.
Sởi có thể lây qua đường không khí. Do đó, khả năng bùng phát thành dịch rất cao, nhất là ở những quần thể có tỷ lệ miễn dịch thấp với bệnh. Sởi gây ra những tổn thương trên da, niêm mạc mũi hầu, phế quản, niêm mạc đường tiêu hóa và kết mạc mắt. Nếu không điều trị kịp thời, khả năng tử vong là rất lớn.
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu ốt, ho khan, chảy mũi nước, viêm kết mạc mắt, nổi ban sau gáy, hãy đưa trẻ đến trung y tế gần nhất để được điều trị. Tiêm phòng sởi giúp trẻ miễn dịch lên đến 95%.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị bệnh sởi
Tất cả những người chưa có miễn dịch sởi đều có thể mắc bệnh này. Trẻ sơ sinh có tỷ lệ nhiễm cao hơn hơn người lớn. Khi đã mắc và được chữa khỏi thì cơ thể sẽ miễn dịch bền vững với sởi. Nguyên nhân khiến khi trẻ sơ sinh bị sởi là do virus cấp tính Paramyxoviridae gây ra.
Sởi làm tăng sinh các tế bào đơn nhân và và đa nhân, khiến chúng trở nên khổng lồ. Những tế bào này sẽ làm tổn thương, thoái hóa các tế bào lân cận. Từ đó sinh ra những biến chứng gây chết người.
Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt dịch chứa virus sởi sau khi người bệnh thải ra môi trường xung quanh 2 tiếng đồng hồ. Nếu trong nhà có người bị sởi thì 90% bé chưa tiêm phòng sẽ bị nhiễm và ngược lại.
Những biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị sởi
Trẻ sơ sinh bị sởi biểu hiện lâm sàng qua 3 giai đoạn chính gồm:
Trẻ sơ sinh bị sởi trong giai đoạn ủ bệnh
Thời kỳ ủ bệnh thường kéo 10-12 ngày. Đây là thời gian từ khi trẻ bị nhiễm virus gây bệnh đến khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn tiền triệu. Trong giai đoạn này trẻ không biểu hiện triệu chứng của bệnh.
Trẻ sơ sinh bị sởi trong giai đoạn tiền triệu
Giai đoạn này thường kéo dài 5-15 ngày. Trẻ lúc này có biểu hiện sốt, ho khan, chảy mũi nước, viêm kết mạc mắt. Những triệu chứng này hầu như luôn luôn xảy ra trước khi nội ban xuất hiện. Nội ban (hạt Koplik) là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh xuất hiện ở vòm họng gồm ngạc cứng và ngạc mềm
Hạt Koplik nhỏ bằng hạt cát, màu trắng, viền đỏ xung quanh viền đỏ. Hạt thường xuất hiện và biến mất trong vòng 12 đến 24 giờ. Kết mạc mắt có thể bị viêm đỏ và có dấu hiệu sợ ánh sáng. Trẻ có ho khan tức ho không có đờm.
Trẻ sơ sinh bị sởi trong giai đoạn phát ban
Đây là giai đoạn điển hình nhất của bệnh với triệu chứng phát ban tuần tự trên da. Ban xuất hiện ở vùng chân tóc phía sau tai, mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24-48 giờ. Ban sởi có dạng dát-sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn, không đau, không ngứa, không mủ.
Trong trường hợp nhẹ, ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ. Ở trường hợp nặng, ban có xu hướng hợp với nhau thành những ban lớn hơn. Trong thể đặc biệt nặng, ban có dấu hiệu xuất huyết.
Khi ban lan đến chân thì sốt cũng đột ngột giảm đi nếu không có biến chứng. Sau đó ban cũng nhạt dần và mất đi đúng theo tuần tự nó đã xuất hiện, nghĩa là cũng từ trên xuống dưới.
Những biến chứng thường gặp khi trẻ sơ sinh bị sởi
Sự nguy hiểm của bệnh sởi chính là những biến chứng do bệnh gây ra. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ bị những biến chứng nặng nề của bệnh. Những biến chứng thường gặp khi mắc bệnh sởi được ghi nhận tại các cơ sở y tế trong những năm qua cụ thể như sau:
- Biến chứng thường gặp nhất là viêm tai giữa cấp xảy ra ở 1/10 số trẻ bị nhiễm sởi.
- Viêm phổi nặng xảy ra khoảng 1/20 số trường hợp bị mắc sởi, có thể dẫn đến tử vong.
- Viêm não, xảy ra ở khoảng 1/1.000 số người mắc bệnh sởi.
- Tiêu chảy và ói mửa do sởi, thường xảy ra cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ nhũ nhi.
- Mờ hoặc loét giác mạc có thể gây mù lòa, một biến chứng rất nguy hiểm của sởi.
- Suy dinh dưỡng nặng ở trẻ em hậu nhiễm sởi, làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
- Phụ nữ có thai mắc bệnh sởi có thể bị sảy thai, sinh non hay sinh trẻ nhẹ cân.
Phương pháp điều trị cho trẻ sơ sinh bị sởi
Khi phát hiện trẻ có những triệu chứng đầu tiên của trong giai đoạn tiền triệu, hãy đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế để được chăm sóc đúng cách. Phụ huynh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc hay các phương pháp truyền miệng để tự chữa cho bé. Tại đây, bé sẽ được làm xét nghiệm, cách ly (nếu dương tính) và điều trị theo phác đồ của Bộ Y Tế.
Bệnh sởi không có cách điều trị đặc hiệu mà chỉ hỗ trợ làm giảm đi các triệu chứng. Từ đó giúp cơ thể sản sinh kháng thể đẩy lui bệnh. Điều trị hỗ trợ bao gồm:
- Vệ sinh da, mắt, miệng họng: không sử dụng các chế phẩm có corticoid.
- Tăng cường dinh dưỡng.
Hạ sốt:
- Áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát.
- Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao.
- Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi trẻ nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.
Bổ sung vitamin A:
- + Trẻ dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
- + Trẻ 6 – 12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.
- + Trẻ trên 12 tháng và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp. Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4 – 6 tuần.
Phòng tránh sởi cho trẻ
Cách phòng tránh sởi cho trẻ sơ sinh hiệu quả lâu dài và ít tốn kém nhất hiện nay là tiêm phòng vắc-xin. Đối với trẻ sơ sinh đã nhận được kháng thể miễn dịch từ mẹ truyền qua nhau thai sẽ có khả năng miễn dịch cho đến 6 tháng tuổi, nhiều em bé còn lưu giữ kháng thể này cho đến tháng thứ 9.
Từ tháng thứ 9 trở đi, trẻ cần được bảo vệ bởi vắc-xin sởi. Hai mũi sởi sẽ được tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Khi được tiêm mũi thứ 1, trẻ sẽ có khoảng 80 – 85% khả năng miễn dịch. Hoàn thành mũi thứ 2 khả năng miễn dịch ở trẻ tăng lên mức 90 – 95%.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh bị sởi
Dù trẻ đang bị sởi hoặc đã miễn dịch, áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh giúp trẻ nhanh chóng đẩy lui bệnh và hoàn thiện hệ thống miễn dịch hơn. Cân bằng 4 nhóm thực phẩm trong bữa ăn bao gồm:
- Chất đạm: có nhiều trong thịt nạc bò, heo, trứng, cá, tôm, các loại đậu, hạt, sữa, súp lơ xanh.
- Chất béo: có nhiều trong trái bơ, phô mai, trứng, mỡ cá, hạt chia, dầu olive.
- Chất xơ: chất xơ hiện diện nhiều trong trái lê, dâu tây, chuối, táo, cà rốt, bông cải xanh, đậu hà lan, đậu xanh, bắp.
- Chất đường bột: tồn tại trong cơm, hạt ngũ cốc, khoai, sắn, mía, sữa.
Ngoài ra, bé cũng cần bổ sung các vitamin thiết yếu có trong các thực phẩm như:
- Vitamin A: gan động vật, dầu gan cá, cà rốt, khoai lang, ớt chuông, rau bina
- Vitamin C: ổi, cải xoăn, cải xanh, dây tây, đu đủ, súp lơ.
- Vitamin B12: trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá.
- Vitamin B6: thịt gia cầm, cá hồi, trứng, gan gà, cà rốt, rau mâm xôi.
- Vitamin E: hạnh nhân, củ cải, hạt dẻ, rau cải xanh, dầu thực vật.
Trên đây là những thông tín quan trọng giúp phụ huynh hiểu hơn về trẻ sơ sinh bị sởi. Bệnh sẽ không gây nguy hiểm nếu bé được tiêm phòng đúng cách. Bổ sung cho các bé đầy đủ khi mùa dịch đang đến. Chỉ bấy đó là đủ bảo vệ bé khỏi căn bệnh sởi quái ác rồi đấy. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Nguồn: Tham khảo