Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban có sao không?
Sốt phát ban là một loại bệnh phổ biến ở trẻ em dưới một tuổi. Khi bé bị sốt cơ thể bé sẽ nổi các ban đỏ hồng kèm theo sốt cao. 95% trẻ em dưới 2 tuổi từng bị nhiễm sốt phát ban. Bệnh thường kéo dài khoảng 4 ngày. Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh tuy không quá nguy hiểm nhưng cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Vậy trẻ sơ sinh bị sốt phát ban phải làm sao?
Bệnh sốt phát ban ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với các dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy, khi trẻ có những biểu hiện bất thường về sức khỏe, tốt nhất các bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để có được những chẩn đoán đúng và xử lý phù hợp.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sốt phát ban
- Sốt phát ban ở trẻ là do virus herpes 6 hoặc virus herpes 7 gây nên.
- Trẻ tiếp xúc với dịch tiết ra từ nước mũi hoặc cổ họng của người bị bệnh cũng sẽ bị lây nhiễm, kể cả người bệnh đó chưa phát bệnh ra bên ngoài.
- Sốt phát ban có thể lây nhiễm qua đường hô hấp, trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi hệ miễn dịch còn non yếu nên rất dễ lây nhiễm. Đây là bệnh rất dễ lây nhiễm, đặc biệt là ở trong môi trường nhà trẻ, mẫu giáo.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt phát ban
Biểu hiện sớm của bệnh
- Đau đầu: Biểu hiện ban đầu là trẻ bị đau đầu, hâm hấp nóng. Đối với trẻ sơ sinh giai đoạn này sẽ quấy khóc nhiều.
- Sốt: Trẻ sốt cao bất ngờ, nhiệt độ có thể đạt tới 39,4 độ, kèm theo đó là các triệu chứng viêm họng, sổ mũi, ho. Ở cổ có thể nhìn thấy các hạch bạch huyết nổi lên. Sốt sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày.
- Cảm giác ớn lạnh: Kèm theo sốt là cảm giác ớn lạnh khiến bé rất khó chịu.
- Phát ban: Thường xuất hiện sau giai đoạn sốt. Các nốt ban nhỏ màu hồng hoặc đốm xuất hiện trên ngực, bụng và lưng bé trước sau đó sẽ lan lên 2 tay và cổ. Đôi khi các nốt ban cũng lan lên mặt và xuống chân. Một số đốm ban có thể có một vòng trắng bao quanh nó. Các nốt ban thường sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày, không gây ngứa, khó chịu cho bé.
Những triệu chứng khác:
Kèm theo những biểu hiện trên có thể xuất hiện thêm một vài biểu hiện khác như:
Ho khan
Buồn nôn, ói mửa
Tiêu chảy nhẹ, dễ mất nước.
Mệt mỏi, trẻ sơ sinh sẽ quấy khóc nhiều.
Chán ăn, biếng ăn, trẻ sơ sinh có thể bú ít.
Mí mắt bị sung
Biến chứng có thể gặp ở trẻ sơ sinh bị sốt phát ban
Sốt phát ban ở trẻ em có thể nguy hiểm nếu điều trị và chăm sóc sai cách, gây nên các biến chứng nhẹ thì các vết mẩn đỏ ẩn dưới da mất thẩm mỹ. Nặng thì có thể gây nên chứng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm cơ tim, giảm tiểu cầu nặng và chảy máu, viêm màng não.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt phát ban
Sau khi trẻ bị sốt phát ban, các chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của con phải được đảm bảo để tăng sức đề kháng và khỏi hoàn toàn. Những điều bố mẹ nên làm sau khi con sốt phát ban xong:
- Bổ sung thêm dinh dưỡng, thực phẩm, thịt, cá, các loại rau củ quả có nhiều chất, vitamin để con lấy lại sức, tăng cường hệ miễn dịch.
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đảm bảo cơ thể luôn sạch.
- Môi trường sống thoáng mát, không bị ẩm thấp, bí bách. Nên cho con tiếp xúc với không gian bên ngoài, hoạt động vui chơi giải trí nhẹ nhàng trong những ngày đầu sau khi khỏi bệnh để giúp con có tư tưởng thoải mái hơn.
- Tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ trong những trường hợp cần thiết nhất.
Cách phòng ngừa cho trẻ sơ sinh bị sốt phát ban
Bố mẹ nên cân nhắc những lưu ý sau để con tránh được tình trạng sốt phát ban:
- Cách ly trẻ ở nhà khi con bị bệnh bởi bệnh này rất dễ lây lan trong các môi trường như trường học, nhà trẻ, mẫu giáo.
- Hạn chế cho con tiếp xúc những nơi có mầm bệnh hoặc nghi ngờ có mầm bệnh bởi hiện tại vẫn chưa có vacxin phòng loại bệnh này.
- Vệ sinh hàng ngày sạch sẽ cho trẻ.
- Chế độ dinh dưỡng đa dạng, bổ sung nhiều vitamin C tăng cường sức đề kháng. Khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước gừng, soda chanh, nước luộc thịt, các loại nước khoáng để tránh mất nước, thiếu nước.
Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban cần gặp bác sĩ ngay:
Đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bất cứ sự nghi ngờ nào của bố mẹ cũng có thể đưa trẻ đi gặp bác sĩ. Ngoài ra, khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau thì nên đưa trẻ đi khám ngay:
- Trẻ sốt cao hơn 39 độ
- Thời gian sốt phát ban kéo dài hơn 7 ngày (thông thường trẻ sốt từ 3 – 5 ngày).
- Phát ban không có chuyển biến tích cực sau 3 ngày.
- Nếu trẻ có những dấu hiệu như mỏi, khó thở, phân có máu, chảy mủ tai, co giật… thì phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị sốt phát ban phải làm sao? Trẻ sơ sinh bị sốt phát ban có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp