Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết có sao không?
Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết là hiện tượng không hiếm gặp của trẻ trong độ tuổi này. Mặc dù tỷ lệ mắc phổ biến nhất nằm trong độ tuổi 4-9, nhưng những năm gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết dưới 1 tuổi có chiều hướng gia tăng, chiếm khoảng 5-6% số bệnh nhi. Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết đặc biệt nguy hiểm vì tỷ lệ tử vong rất cao.
Những biểu hiện bệnh ở trẻ sơ sinh thường rất khó phát hiện vì các bé còn quá nhỏ để có thể diễn đạt các triệu chứng trong cơ thể. Nhiều trường hợp bị nhầm lẫn sang bệnh khác. Nhưng nguy hiểm hơn cả là nhiều phụ huynh xem đó là sốt thông thường. Đến khi phát hiện ra bệnh thì đã quá muộn. Bệnh cũng diễn tiến khá phức tạp, rất dễ trở nặng, khó dự kiến thời gian xuất hiện sốc cũng như khó tiên lượng kết quả điều trị.
Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết thường có những biểu hiện có nhận diện, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh khác. Phụ huynh nên lưu ý khi trẻ sốt cao kèo dài để có biện pháp kịp thời.
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết thường lưu hành ở vùng nhiệt đới, chủ yếu là ở Đông nam Á và Tây Thái Bình Dương. Việt Nam là một trong các nước chịu ảnh hưởng nặng của dịch này. Ở miền Bắc, mùa dịch thường diễn ra trong khoảng 6-11. Ngược lại, ở miền Nam, dịch có xu hướng xuất hiện quanh năm, và thường có xu hướng tăng lên vào các tháng mưa nhiều, độ ẩm cao.
Trẻ sơ sinh bị xuất xuất huyết do virus Dengue gây ra, truyền trung gian qua muỗi vằn.
Mức độ nghiêm trọng của sốt xuất huyết ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào đặc điểm sinh học thuộc lứa tuổi này, cụ thể:
- Tỷ lệ dịch chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể.
- Tương ứng, nhu cầu dịch tối thiểu hàng ngày rất lớn.
- Hệ tim mạch và chức năng thận vẫn đang phát triển nên kém thích nghi với các rối loạn.
- Dễ bị rối loạn chức năng tim mạch sớm, cũng như quá tải dịch truyền do thành mao mạch tăng tính thấm nhiều hơn so với đối tượng khác.
Những biểu hiện khi trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết
Dấu hiệu đầu tiên nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết là khi bé đột ngột sốt cao. Đặc biệt, nếu khu vực xung quanh bạn đang sống đang có dịch thì khả năng bé mắc sốt xuất huyết là rất lớn. Sốt không giảm và kéo dài từ 2-7 ngày. Việc áp dụng các biện pháp tại nhà để hạ sốt cho bé là rất khó. Sau một thời gian (thường là 3 ngày), những nốt đỏ sẽ bắt đầu xuất hiện trên khắp cơ thể.
Các giai đoạn khi trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết
Ngày thứ nhất
Trẻ thường có biểu hiện sốt cao liên tục, điều này thường khiến bố mẹ nhẫm lần bé bị cảm cúm hoặc nhiễm khuẩn đường hô hấp;
Ngày thứ hai
Sốt cao vẫn diễn ra kèm theo vùng da cổ, bụng, chân, tay có dấu hiệu các vết xuất huyết. Với một số trẻ, dấu hiệu này xuất hiện khá sớm, chính vì vậy bố mẹ có thể phát hiện bệnh một cách nhanh chóng nhờ đặc điểm này;
Ngày thứ ba
Trẻ tiếp tục sốt cao kèm theo tình trạng xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Trẻ có thể bỏ bú, chán ăn, quấy khóc. Khi thấy những dấu hiệu này, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Từ ngày thứ ba đến ngày thứ 6 là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm bởi lúc này hệ miễn dịch ở trẻ đã bị suy giảm do sự tác động của virus, số lượng bạch cầu, tiểu cầu cũng đã bị giảm đi đáng kể. Trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết trong gia đoạn này còn có thể xuất hiện một số dấu hiệu điển hình như:
- Trẻ bị sưng phù ở bụng do dịch tràn phổi.
- Tình trạng xuất huyết trở nên nghiêm trọng hơn,
- Vùng ổ mắt bị phù nề,
- Đi tiểu ra máu.
- Tay, chân, đầu của trẻ lạnh.
- Trẻ bị chảy máu mũi.
Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết
Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời, trẻ có thể mắc một số biến chứng như:
Suy tim, suy thận
Tình trạng xuất huyết liên tục làm rối loạn hệ thống tuần hoàn nên dẫn đến suy tim. Khi tim không đủ sức bơm máu, dịch huyết tương xuất hiện liên tục sẽ khiến màng tim bị tràn dịch, gây ứ đọng. Điều này khiến hệ thống tuần hoàn bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây suy giảm, xuất huyết cơ tim.
Thận cũng phải làm việc hết công suất để bài tiết huyết tương qua nước tiểu nên có thể dẫn đến tình trạng suy thận cấp.
Sốc do mất máu
Virus làm tăng tính thấm mao quản, thoát huyết tương và cô đặc máu, gây sốc khiến máu bị đẩy ra ngoài. Gây ra các triệu chứng như chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, ho ra máu.
Xuất huyết não
Biến chứng đối với trẻ sốt xuất huyết nặng là tiểu cầu giảm. Đây là tình trạng rất nguy hiểm. Bởi nếu tiểu cầu bị giảm mà trẻ không được truyền kịp thời có thể dẫn đến xuất huyết não, dễ tử vong.
Tràn dịch màng phổi
Huyết tương trong cơ thể bị tràn sẽ xâm nhập vào đường hô hấp, gây viêm đường hô hấp, tràn dịch màng phổi, viêm phổi hoặc phù phổi cấp. Nếu không được cấp cứu, tính mạng của trẻ có thể bị đe dọa.
Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, nếu nghi ngờ trẻ bị nhiễm, tốt nhất hãy đưa trẻ đến bệnh viện. Trong trường hợp biểu hiện bệnh chưa quá nặng, bố mẹ có thể áp dụng cách chăm sóc tại nhà. Lưu ý không sử dụng những cách chữa dân gian hay dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Cho trẻ nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
- Thức ăn nên ở dạng lỏng để trẻ dễ nuốt và không bị nôn ói.
- Nếu trẻ còn đang bú mẹ, cần tăng số lần cho bú.
- Hạ sốt cho trẻ bằng cách đắp khăn lạnh hoặc dùng miếng dán hạ sốt.
- Thường xuyên lau người cho trẻ bằng nước ấm.
- Cho trẻ mặc đồ thông thoáng, tránh đồ quá bó hoặc dày sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể.
- Thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của trẻ.
Thông Sau 3 ngày, nếu các dấu hiệu không thuyên giảm hoặc có triệu chứng trở năng, cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay.
Cách phòng chống sốt xuất huyết cho trẻ sơ sinh
Đề phòng trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết cần lưu ý những điều sau:
- Khi ra ngoài nên cho trẻ mặc quần áo dài tay.
- Cho trẻ ngủ mùng.
- Nhà cửa cần được dọn dẹp sạch sẽ.
- Khi có người nhà bị nhiễm bệnh, nên cách ly để tránh trường hợp muỗi đốt người bệnh và truyền virus gây bệnh cho các thành viên khác.
- Thường xuyên diệt muỗi, loăng quăng để phòng chống muỗi đốt trẻ.
- Tránh hình thành những nơi đọng nước, ẩm thấm vốn là điều kiện cho muỗi sinh sôi.
Dinh dưỡng giúp đề phòng trẻ sơ sinh bị sốt xuất huyết
Đối với trẻ sơ sinh và trả nhỏ, việc tăn cường sức đề kháng là rất quan trọng. Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng dù là nhỏ nhất cũng tạo ra sự khác biệt. Những trẻ ăn uống đầy đủ kèm thể chất khỏe mạnh thậm chí có thể đẩy lùi bệnh trong vòng 5-7 ngày. Vậy cha mẹ cần cho trẻ ăn gì để cải thiện sức đề kháng?
Đối với trẻ sơ sinh
mẹ vẫn cho bé bú đủ bữa trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ chứa protein, đường và chất béo giúp trẻ phát triển khỏe mạnh. Đây cũng là nguồn cung cấp kháng thể, bạch cầu giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ.
Đối với trẻ nhỏ từ 6 tháng trở lên có thể ăn dặm
Cung cấp đủ 4 nhóm thực phẩm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất trong mỗi bữa ăn. Trong đó:
- Chất đạm: có nhiều trong thịt nạc bò, heo, trứng, cá, tôm, các loại đậu, hạt, sữa, súp lơ xanh.
- Chất béo: có nhiều trong trái bơ, phô mai, trứng, mỡ cá, hạt chia, dầu olive.
- Chất xơ: chất xơ hiện diện nhiều trong trái lê, dâu tây, chuối, táo, cà rốt, bông cải xanh, đậu hà lan, đậu xanh, bắp.
- Chất đường bột: tồn tại trong cơm, hạt ngũ cốc, khoai, sắn, mía, sữa.
- Vitamin A: gan động vật, dầu gan cá, cà rốt, khoai lang, ớt chuông, rau bina
- Vitamin C: ổi, cải xoăn, cải xanh, dây tây, đu đủ, súp lơ.
- Vitamin B12: trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, thịt, cá.
- Vitamin B6: thịt gia cầm, cá hồi, trứng, gan gà, cà rốt, rau mâm xôi.
- Vitamin E: hạnh nhân, củ cải, hạt dẻ, rau cải xanh, dầu thực vật.
Chỉ còn vài tháng nữa là mùa dịch sốt xuất huyết sẽ trở lại. Bằng những thông tin trang bị từ bài viết trên đây, các phụ huynh hãy có sự chuẩn bị tốt nhất có thể để bảo vệ bé khỏi dịch bệnh. Và thường xuyên lưu ý nếu trẻ có những triệu chứng lạ mà có biện pháp xử lý kịp thời. Chúng bạn và gia đình khỏe mạnh qua mùa dịch.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Nguồn: Tham khảo