Ngứa vùng kín cho bà bầu khi mang thai là hiện tượng mà nhiều mẹ bầu gặp phải trong các giai đoạn của thai kỳ. Điều này đã khiến bà bầu lo lắng về sức khỏe của bản thân cũng như của thai nhi. Vậy cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu như thế nào an toàn và tốt nhất. Hãy cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Có thể bạn sẽ quan tâm:
1. Tại sao bà bầu bị ngứa vùng kín?
Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có những biến đổi lớn về nội tiết tố, hormone estrogen lúc này sẽ tiết ra mạnh, hình thành nên nhiều chất glycogen khiến cho vùng kín trở nên ẩm ướt hơn, tạo ra điều kiện thuận lợi cho các loại vì khuẩn và nấm phát triển, gây ra viêm nhiễm và ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Có tới hơn 90% các trường hợp viêm nhiễm vùng kín trong giai đoạn thai kỳ là do các loại nấm Candida albicans gây nên.
Khi bị nấm hoặc viêm nhiễm, bà bầu lúc này sẽ có những triệu chứng như là xuất hiện huyết trắng đặc và sánh, đóng thành từng mảng, âm đạo liên tục ngứa ngáy, có cảm giác đau rát ở tầng sinh môn, hậu môn và ở cả âm đạo khi đi tiểu.
2. Cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu
Ngứa vùng kín khi mang thai do sự thay đổi về nội tiết tố thường chỉ là tình trạng tạm thời, không đáng lo ngại. Các mẹ bầu có thể tự giải quyết nó bằng cách áp dụng một số mẹo vặt tại nhà, như là rửa vùng kín với lá chè xanh, lá kinh giới, lá trầu không hoặc muối…
Cách 1: Chữa ngứa vùng kín cho bà bầu bằng muối
Muối không chỉ là một trong những loại gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp, mà muối còn được biết đến với tính sát khuẩn rất an toàn và hiệu quả cao trong chữa ngứa vùng kín cho bà bầu.

Cách thực hiện:
- Bỏ một ít muối vào chậu rồi pha loãng với nước. Cứ 9g muối pha với 1 lít nước sẽ ra được nước muối sinh lý có nồng độ 0,9 %
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Sau đó dùng nước muối để rửa lại, để khoảng 5 phút cho nước muối phát huy công dụng sát khuẩn.
- Sau đó dùng khăn mềm thấm khô vùng kín trước khi mặc quần.
- Áp dụng cách làm này thường xuyên 2-3 lần/ tuần để chấm dứt tình trạng ngứa vùng kín ở bà bầu.
Cách 2: Cách chữa ngứa vùng kín cho bà bầu bằng lá trầu không
Trong lá trầu không có chứa nhiều tanin và các vitamin giúp sát trùng, kháng khuẩn và tiêu viêm. Đồng thời, nó còn ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn vả nấm gây bệnh, giảm ngứa, làm mau lành các vết tổn thương do viêm nhiễm gây ra.

Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm lá trầu không rửa thật sạch.
- Đem lá trầu nấu với 2 lít nước, chờ cho nước sôi khoảng 10 phút sau đó tắt bếp
- Đổ nước lá trầu ra một cái chậu sạch rồi ngồi xổm lên phía trên xông hơi. Chú ý giữ khoảng cách an toàn để không bị bỏng.
- Khi nước nguội lấy nước rửa lại vùng kín
- Kiên trì thực hiện 2-3 lần/ tuần sẽ giúp khắc phục hiệu quả tình trạng ngứa vùng kín ở bà bầu.
Còn nếu bạn nghĩ rằng các sản phẩm bạn đang sử dụng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngứa vùng kín khi trong thai kỳ, thì hãy thử loại bỏ tất cả chúng và sử dụng các sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, nhẹ nhàng, phù hợp cho các mẹ bầu.
Đối với những bà bầu bị ngứa ngáy nhiều do phần da bị rạn, thì cũng có thể sử dụng loại kem giữ ẩm an toàn cho da và bổ sung thêm nước và các loại thực phẩm dinh dưỡng sẽ góp phần hạn chế sự ngứa ngáy do khô da.
Nếu như tình trạng ngứa ngáy không được cải thiện sau vài ngày thì các mẹ bầu nên chủ động tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra. Lúc này, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngứa ở vùng kín và có giải pháp điều trị an toàn phù hợp với những người đang trong thai kỳ.
Thông thường, các loại thuốc kháng nấm sẽ không được khuyến khích sử dụng trong thai kỳ vì nó có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và nhiều vấn đề khác ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của thai nhi.
3. Phòng tránh ngứa vùng kín cho bà bầu trong thai kỳ
- Đau bụng kinh và những điều cần biết
- Quần chíp giấy dùng một lần, lợi bất cập hại
- Rối loạn kinh nguyệt – Nỗi lo của chị em ngày “đèn đỏ”
- Chú ý vệ sinh đúng cách vùng kín hàng ngày với nước sạch.
- Không được tự ý dùng tay thụt rửa hoặc dùng các loại dung dịch vệ sinh để vệ sinh vùng kín.
- Nên mặc đồ lót bằng các chất liệu cotton có khả năng thấm hút tốt và thay đồ lót hàng ngày.
- Không nên mặc đồ lót quá chật hay bó sát.
- Luôn luôn sử dụng giấy vệ sinh đảm bảo để lau chùi vùng kín sau khi đi vệ sinh. Bạn nên lau từ trước ra sau để không làm dính bẩn từ vùng hậu môn vào vùng kín.
4. Kết luận
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi trị nấm vùng kín cho bà bầu trong thai kỳ?
Ngoài các cách trị ngứa vùng kín cho bà bầu trong thai kỳ thì chúng ta còn có các loại nước rửa dung dịch vệ sinh phù hợp để cho bà bầu của chúng ta luôn giữ vùng kín sạch sẽ và an toàn. Vì vậy, bạn có thể tham khảo các sản phẩm như: nước rửa vệ sinh phụ nữ Abena, Dung dịch vệ sinh phụ nữ Amusecos Secret White Cream Rose Oil,…
Cũng cần lưu ý khi chọn dung dịch vệ sinh cho “cô bé” là:
- pH của sản phẩm nên từ 3,5 – 4,5. Đây là pH lý tưởng vì bằng với pH âm đạo nên sẽ không gây mất cân bằng pH và kích ứng vùng kín.
- Chọn những sản phẩm có thành phần tự nhiên, không màu không mùi.
- Chọn sản phẩm có thương hiệu uy tín.
- Chọn sản phẩm có chứng nhận an toàn cho da liễu.