Ung thư máu là loại ung thư ác tính, diễn biến bệnh phức tạp, điều trị còn nhiều khó khăn. Phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ có hy vọng chữa trị khỏi bệnh cao hơn cho bệnh nhân. Vậy nguyên nhân và triệu chứng của bệnh là gì? Cách điều trị bệnh như thế nào? Cùng Medplus tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cái loại xét nghiệm khác:
-
Ung thư cổ tử cung- Ý nghĩa việc xét nghiệm Pap smear như thế nào
-
Xét nghiệm viêm gan B: Các dấu hiệu và cách chữa trị bệnh viêm gan B
Ung thư máu là gì?
Căn bệnh này là hiện tượng tế bào bạch cầu trong trong cơ thể người tăng đột biến. Do đó, bệnh còn có tên là bệnh bạch cầu ( bệnh máu trắng)
Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khi, loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ phát triển lấn át các loại tế bào máu khác như hồng cầu, tiểu cầu. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u (ung bướu).
Nguyên nhân gây ung thư máu
Nguyên nhân đích thực của bệnh chưa được biết rõ, nhưng một số nguy cơ có thể gây ra bệnh:
– Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, như trường hợp các nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật vào cuối Thế Chiến II, vụ tai nạn nổ lò nguyên tử Chernobyl (Ukraine) năm 1986 hoặc ở bệnh nhân tiếp nhận xạ trị.
– Bệnh nhân ung thư được điều trị bằng dược phẩm.
– Làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất như benzene, formaldehyde.
– Một số bệnh do thay đổi gen như hội chứng Down, do virus hoặc vài bệnh về máu.
Chẩn đoán bệnh ung thư máu
Trên lâm sàng, bệnh nhân có thể có hạch sưng to, gan và lách to ra, tuy nhiên cũng có bệnh nhân không có triệu chứng rõ rệt. Chẩn đoán cần dựa vào các xét nghiệm:
– Xét nghiệm máu: cần thiết kiểm tra số lượng các tế bào máu và thành phần các loại bạch cầu (công thức máu). Khi mắc bệnh bạch cầu, số lượng bạch cầu tăng cao, giảm số lượng tiểu cầu, lượng Hemoglobin giảm thấp do thiếu máu.
– Sinh thiết chẩn đoán: Phương pháp lấy một mảnh mô trong tủy xương để soi dưới kính hiển vi tìm tế bào máu ác tính. Sinh thiết là biện pháp duy nhất giúp chẩn đoán xác định tế bào ác tính trong tủy xương. Có hai cách lấy tủy xương:
+ Chọc hút tủy: Sử dụng kim nhỏ và có lỗ để chọc vào xương, hút lấy một ít tủy xương.
+ Sinh thiết tủy: Sử dụng kim lớn hơn để lấy một mảnh tủy xương.
– Các xét nghiệm khác: Tùy thuộc triệu chứng và thể bệnh mà bác sĩ cho làm một số xét nghiệm như:
+ Xét nghiệm gen: Xác định nhiễm sắc thể bất thường Philadelphia trong bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính.
+ Xét nghiệm dịch tủy: Xác định sự xuất hiện tế bào bạch cầu bất thường trong máu.
+ Chụp X-quang: Phát hiện hạch to trong ổ bụng hoặc các vị trí khác.
Triệu chứng bệnh ung thư máu
Những triệu chứng chung của bệnh ung thư máu:
- Sốt, cảm lạnh, đau đầu, khớp (do tổn thương tủy xương).
- Mệt mỏi, yếu sức, da xanh, niêm mạc nhợt do thiếu hồng cầu.
- Hay bị nhiễm trùng (do bạch cầu không bình thường).
- Chảy máu nướu răng, dễ bầm tím (do giảm tiểu cầu).
- Biếng ăn, sút cân.
- Nếu bệnh nhân là nữ thì sẽ có hiện tượng ra mồ hôi về ban đêm.
Chế độ chăm sóc bệnh nhân ung thư máu
Bệnh nhân được chăm sóc hỗ trợ để ngừa và kiểm soát những biến chứng này cũng như để cải thiện chất lượng sống của họ trong quá trình điều trị. Vì bệnh nhân bệnh bạch cầu rất dễ bị nhiễm trùng cơ hội nên họ cần được phòng tránh các nhiễm trùng này, ví dụ như tránh tiếp xúc với đám đông, người đang bị cảm cúm hay đang bị một bệnh lây nhiễm nào đó. Một khi họ bị nhiễm trùng thì cần phải nhập viện và điều trị kịp thời nhiễm trùng có thể tiến triển thành bệnh nghiêm trọng.
Thiếu máu và chảy máu cũng là những vấn đề cần chăm sóc. Bệnh nhân cần được hướng dẫn các biện pháp phòng tránh chấn thương, chảy máu… trong cuộc sống hằng ngày.
Chăm sóc nha khoa cũng rất quan trọng. Bệnh bạch cầu và hoá trị liệu có thể làm cho vùng miệng rất dễ bị nhiễm trùng và chảy máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân khám nha khoa tổng quát trước khi bắt đầu hoá trị. Các nha sĩ sẽ giúp bệnh nhân cách giữ răng miệng sạch sẽ và tốt trong suốt quá trình điều trị.
Nguồn tham khảo: