Đăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An GiaĐăng ký Bảo Việt An Gia

Thẻ: Thuốc

Thuốc là gì?

– Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người. (Theo Điều 2 Luật Dược 2016).

Thuốc
Thuốc

– Thuốc có thể được phân dạng dựa theo:

  • Dạng thể chất (thể rắn, mềm, lỏng).
  • Dạng đường dùng (thuốc uống, tiêm, bôi ngoài da, thuốc đặt).

– Mặt khác, tùy theo công dụng và hướng điều trị mà thuốcđược phân thành nhiều loại khác nhau.

  • Ví dụ: thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, thuốc sát trùng, thuốc an thần,…

– Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 2 loại thuốc chính OTC và ETC.

Thuốc OTC (Over the counter)

Thuốc OTC (Over-the-counter) hay thuốc không cần kê toa là những thuốc có thể sử dụng an toàn và hiệu quả mà không cần chỉ dẫn và sự theo dõi của bác sĩ. Các thuốc OTC được dùng để điều trị các vấn đề sức khỏe thông thường như: các cơn đau nhẹ; các triệu chứng của cảm cúm; tiêu chảy; đau họng hay dị ứng…Và chúng thường được phân phối chính ở các nhà thuốc bán lẻ. Ở nhiều quốc gia, thuốc OTC được lựa chọn bởi một cơ quan quản lý để đảm bảo rằng chúng có chứa các thành phần không gây hại cho bệnh nhân và hiệu quả khi sử dụng mà không cần chỉ định từ bác sĩ.

Thuốc OTC là gì?
Thuốc OTC là gì?

Một ví dụ về thuốc OTC lâu đời nhất đó chính là Aspirin.Theo thời gian, thường là 3 – 5 năm, các thuốc phải được chứng minh là an toàn, không gây hiệu ứng phụ nào nghiêm trọng mới được chuyển sang dạng OTC. Ví dụ như Diphenhydramine (Benadryl), Cimetidine hay là Ibuprofen được chấp nhận là thuốc OTC.

Bên cạnh đó vẫn có một vài thuốc OTC bị xem xét và thu hồi khỏi thị trường. Điển hình là vụ thu hồi thuốc lịch sử năm 1982 ở Mỹ, hơn 31 triệu viên Tylenol đã bị thu hồi khỏi thị trường sau khi một số trường hợp tử vong cho thấy một số viên thuốc bị tẩm chất kịch độc kali cyanid. Vào thời điểm đó, Tylenol là thuốc giảm đau không kê đơn bán chạy nhất.

Có nên hoàn toàn “tin tưởng” vào thuốc OTC?

Mặc dù không cần đơn thuốc nhưng thuốc OTC vẫn có thể gây nguy hại cho người sử dụng nếu dùng không đúng cách. Nếu sử dụng sai cách bệnh nhân có thể gặp phải những triệu chứng từ nhẹ (như dị ứng,…) đến nặng (như tai biến, suy gan-thận,…) hoặc thậm chí dẫn đến tử vong. Năm 2018 Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội có ghi nhận một trường hợp nam thanh niên 19 tuổi nhập viện cấp cứu vì bị hôn mê gan sau khi uống 19 viên hạ sốt Paracetamol trong 2 ngày.

Bởi thế nên phải tuyệt nhiên phải chú ý đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng (điều mà mọi người thường hay chủ quan và bỏ qua); sử dụng thuốc theo nguyên tắc “3L” (Đúng liều, đúng lượng và đúng lúc). Bất cứ ai cũng có thể gặp hiệu ứng bất lợi từ một loại thuốc OTC. Đối với người trưởng thành, khoẻ mạnh khi dùng thuốc OTC ít có nguy cơ gặp tác dụng phụ. Tuy nhiên thuốc OTC vẫn có thể gây ra rủi ro lớn cho trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và người dùng nhiều hơn một loại thuốc.

Một số lưu ý khi dùng thuốc OTC

Đối với thuốc OTC hay bất kì loại thuốc nào khác ta cũng cần lưu ý:

– Khi dùng thuốc cho trẻ em phải đảm bảo chính xác liều lượng, việc sử dụng quá liều có thể dẫn đến ngộ độc thuốc.

– Không được bẻ, nghiền viên thuốc ra uống (trừ khi có chỉ định của bác sĩ) vì điều này sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc, làm giảm hoạt tính hoặc tăng độc tính thuốc.

– Không được khuấy thuốc vào thức ăn, không dùng thuốc với thức uống có cồn, không trộn thuốc vào thức uống nóng (trừ khi có hướng dẫn trên nhãn thuốc), vì nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

– Không dùng thuốc chữa bệnh cùng lúc với các thuốc vitamin, vì vitamin và khoáng chất có thể gây ra vấn đề tương tác bất lợi đối với một số thuốc chữa bệnh.

– Nếu sau một khoảng thời gian sử dụng thuốc mà vẫn không thuyên giảm các triệu chứng thì ta cần phải lập tức đến gặp bác sĩ để nhận được sự điều trị thích hợp.

Thuốc ETC (Prescription drugs)

Định nghĩa

Thuốc ETC (Ethical drugs hoặc Prescription drugs) là các loại thuốc chỉ được bán khi có chỉ định và phê duyệt của bác sĩ vì nó có thể đe dọa tính mạng hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu chúng không được sử dụng theo đúng hướng dẫn của người kê đơn và chúng thường được phân phối chính ở các kênh bệnh viện.

Bộ Y tế Việt Nam đã dựa trên các tiêu chí cụ thể về các dược tính và an toàn của thuốc để xây dựng danh sách các loại thuốc không kê đơn. Theo công văn chính thức số 1517 của Bộ Y tế về danh mục thuốc phải kê đơn và bán theo đơn vào ngày 6/3/2018, hiện có đã có 30 danh mục thuốc cần được kê đơn.

Các danh mục thuốc phải kê đơn
Các danh mục thuốc phải kê đơn

Phải chú ý điều gì khi sử dụng thuốc ETC?

Phải xem kĩ nhãn thuốc trước khi mua để đảm bảo rằng bạn đã mua thuốc đúng theo toa được kê, tránh trường hợp mua và uống nhầm thuốc dẫn đến mất an toàn cho sức khỏe.

Không kết hợp dùng thuốc với các loại thực phẩm khác mà chưa qua hướng dẫn hay chỉ định từ người kê đơn. Một số loại thực phẩm như nước cam, nước ép bưởi hay rượu cũng được cho là gây ảnh hưởng đến hiệu quả thuốc. Các loại thực phẩm ấy có thể gây tương tác với thuốc làm giảm hoạt tính thuốc hoặc thậm chí tăng độc tố của thuốc.

Không tự ý sử dụng thuốc mà không qua chỉ định của bác sĩ, nếu có bất cứ thắc mắc nào về thuốc thì bạn nên trực tiếp hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ, tuyệt đối không tự ý đổi thuốc mới không có trong đơn kê vì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của chính bạn.

Bảo quản và xử lý thuốc

Bảo quản thuốc đúng cách là rất quan trọng vì cách bảo quản thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả thuốc. Đa số các loại thuốc đều được chỉ dẫn bảo quản ở nhiệt độ phòng và tránh ánh nắng mặt trời (vậy nên các lọ thuốc thường có màu hổ phách để tránh tia cực tím từ ánh nắng mặt trời), chỉ có một số thuốc yêu cầu bảo quản lạnh như Insulin, vacxin thì bắt buộc ta phải bảo quản chúng trong tủ lạnh.

Bảo quản thuốc đúng cách
Bảo quản thuốc đúng cách

Xử lí các thuốc cũ: Hầu hết các loại thuốc còn hiệu lực tới 2 năm sau khi hết hạn. Đó là lúc phải loại bỏ chúng, tuy nhiên không được cho vào toilet vì một số loại thuốc tim, thuốc tai biến hoặc thuốc hormon có thể rất có hại cho môi trường. Chỉ một số loại thuốc bao gồm thuốc giảm đau là có thể tiêu hủy bằng cách xả nước. Những thuốc còn lại bạn nên gói lại rồi bỏ vào thùng rác.

Page 645 of 645 1 644 645