U xơ tử cung được biết đến là một căn bệnh lành tính với sự xuất hiện các khối u trong tử cung. Bệnh thường gặp ở phụ nữ ngoài 30 tuổi, phụ nữ trên 50 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh lên đến 70%. U xơ tử cung tuy lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dễ dàng gây ra nhiều hậu quả đáng tiếc. Cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu tất tần tật những thông tin về căn bệnh này nhé!
U xơ cổ tử cung là gì?

U xơ tử cung (Uterine fibroids) đề cập đến khối u lành tính xuất hiện ở cơ trơn cơ tử cung. Bệnh thường ảnh hưởng đến nữ giới trong độ tuổi sinh sản (từ 25 – 50 tuổi). Bệnh lý này hiếm có khả năng chuyển biến thành khối u ác tính và cũng không làm tăng nguy cơ ung thư tử cung.
Có bốn loại u xơ như sau:
- U xơ dưới thanh mạc. U từ lớp ngoài cùng tử cung và phát triển hướng ra ngoài tử cung.
- U xơ dưới niêm mạc. Loại u này phát triển trong nội mạc tử cung và có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, nên có thể dẫn đến vô sinh và sẩy thai.
- U xơ trong cơ. Đây là loại thường gặp nhất, phát triển từ trong thành tử cung, khiến tử cung to lên.
- U xơ tử cung có cuống. U xơ này tách ra khỏi tử cung nhưng vẫn còn dính bởi một cuống nhỏ.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng u xơ cổ tử cung
Hiện nay, u xơ tử cung là chưa xác định rõ ràng nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia đều cho rằng những khối u xơ tử cung được hình thành là do rối loạn nội tiết tố estrogen gây ra. U xơ tử cung chứa nội tiết tố estrogen cao hơn so với các tế bào tử cung bình thường khác. Bên cạnh đó , u xơ tử cung còn là bệnh phụ khoa do các nguyên nhân như:
- Di truyền. Nếu có người trong gia đình (mẹ hoặc chị em) bị u xơ tử cung thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh này.
- Béo phì. Đây cũng là yếu tố mắc u xơ tử cung thường cao hơn so với người bình thường
- Có kinh sớm (trước 12 tuổi)
- Quan hệ tình dục sớm sau khi phá thai hoặc sinh đẻ cũng được coi là nguyên nhân khiến nữ giới bị u xơ cổ tử cung. Bởi sau khi phá thai hoặc sinh nở, cổ tử cung chưa lành hẳn. Nếu nữ giới quan hệ sớm và liên tục cổ tử cung sẽ bị tổn thương dẫn đến u xơ tử cung.
- Bị viêm phụ khoa trong thời gian dài. Các bệnh phụ khoa không được điều trị. Có thể khiến cho niêm mạc tử cung tăng sinh quá mức. Điều này có thể dẫn đến các khối u xơ tử cung hình thành bên ngoài tử cung.
- Ngoài ra, nữ giới bị stress kéo dài cũng rất dễ bị u xơ cổ tử cung.
Cách triệu chứng của bệnh u xơ cổ tử cung

Nhiều phụ nữ bị u xơ không có bất kỳ triệu chứng nào. Các triệu chứng có thể bị ảnh hưởng bởi vị trí, kích thước và số lượng u xơ. Ở những phụ nữ có triệu chứng, các triệu chứng phổ biến nhất của u xơ tử cung bao gồm:
- Chảy máu kinh nguyệt nặng.
- Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn một tuần.
- Áp lực vùng chậu hoặc đau.
- Đi tiểu thường xuyên.
- Khó làm trống bàng quang.
- Táo bón.
- Đau lưng hoặc đau chân.
Nguy cơ dễ mắc bệnh u xơ cổ tử cung là gì?
Phụ nữ có nguy cơ mắc u xơ cao hơn nếu họ có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau:
- Trong giai đoạn thai kỳ;
- Tiền sử gia đình bị u xơ;
- Từ 30 tuổi trở lên;
- Người Mỹ gốc Phi;
- Trọng lượng cơ thể cao;
- Thiếu vitamin D, dung nạp ít rau xanh, trái cây và sử dụng nhiều thịt đỏ;
- Sử dụng nhiều rượu bia.
Biến chứng của bệnh u xơ cổ tử cung
Các biến chứng thường gặp của bệnh u xơ tử cung:
- U thoái hóa. Sau một thời gian phát triển, u xơ có thể thoái hóa kính, thoái hóa dạng vôi và thoái hóa dạng nang. U thoái hóa thường gây đau cấp, sốt nhẹ và tăng bạch cầu trong máu.
- Nhiễm trùng. U xơ có thể bị nhiễm trùng, hoại tử sau khi sảy thai, phá thai hoặc sau khi sinh. Biến chứng này điển hình bởi tình trạng đau hạ vị dữ dội, sốt, ớn lạnh,…
- Xoắn khối u. Biến chứng này biểu hiện qua tình trạng đau bụng dữ dội, nôn mửa liên tục, choáng, ngất do đau và bí trung đại tiện. Xoắn khối u có thể gây viêm phúc mạc và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Hoại tử vô khuẩn u xơ. Hoại tử vô khuẩn là tình trạng u xơ bị hoại tử không do nhiễm trùng. Biến chứng này thường xảy ra trong thời gian mang thai khi các mạch máu phát triển không kịp tốc độ tăng trưởng của khối u. Dẫn đến hiện tượng khối u hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng.
- Sảy thai. U xơ có xu hướng gia tăng kích thước trong thời gian thai kỳ do nồng độ estrogen và progesterone tăng mạnh. Khối u có kích thước lớn gây chèn ép lên thai nhi, kích thích tử cung co bóp quá mức và làm tăng nguy cơ sảy thai.
- Vô sinh. Sự xuất hiện bất thường của khối u ở cơ thành tử cung có thể gây khó khăn trong quá trình trứng gặp tinh trùng. Ngoài ra, u xơ không được điều trị sớm có thể gây biến dạng lòng tử cung và giảm khả năng thụ thai.
Chẩn đoán tình trạng u xơ cổ tử cung như thế nào?

Bác sĩ sẽ khám vùng chậu. Nếu có triệu chứng của u xơ, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm sau:
Siêu âm.
Phương pháp này sử dụng sóng âm để ghi hình tử cung nhằm xác định chẩn đoán và định vị cũng như đo kích thước u xơ. Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên di chuyển đầu dò siêu âm trên bụng (ngả bụng). Hoặc đặt nó vào trong âm đạo (ngả âm đạo) để tiến hành lấy hình ảnh tử cung.
Xét nghiệm máu.
Nếu bạn bị xuất huyết âm đạo bất thường, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để khảo sát những nguyên nhân có thể.
Cộng hưởng từ (MRI).
Phương pháp này có thể cho thấy kích thước, vị trí của u xơ, nhận ra các loại u khác nhau và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Siêu âm tử cung.
Sử dụng nước muối vô trùng để làm rộng buồng tử cung ra. Giúp việc ghi hình buồng tử cung và nội mạc tử cung dễ dàng hơn. Xét nghiệm này có thể hữu ích trong trường hợp bạn bị rong kinh nặng. Tuy nhên nó lại có kết quả bình thường trên siêu âm truyền thống.
Chụp tử cung vòi trứng.
Sử dụng chất cản quang để làm nổi buồng tử cung và vòi trứng trên phim X-quang. Bác sĩ có thể không làm thủ thuật này nếu bạn lo ngại về vấn đề vô sinh. Ngoài việc phát hiện u xơ, nó còn giúp bác sĩ xem vòi trứng có bị tắc hay không.
Soi buồng tử cung.
Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một ống soi nhỏ có gắn đèn đi qua cổ tử cung để vào tử cung. Sau đó bác sĩ sẽ tiêm nước muối sinh lý vào để làm rộng lòng tử cung, cho phép quan sát thành tử cung và lỗ mở của vòi trứng.
Phương pháp điều trị bệnh u xơ cổ tử cung
U xơ tử cung là khối u lành tính. Phần lớn u xơ không cần điều trị, chỉ cần đi khám định kỳ để đảm bảo u xơ không phát triển quá lớn. Mục tiêu chính của điều trị u xơ tử cung là cải thiện triệu chứng lâm sàng và giảm kích thước khối u xơ.
Điều trị theo dõi
Điều trị theo dõi được áp dụng cho các trường hợp u xơ không phát sinh triệu chứng lâm sàng. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để xác định u xơ tử cung và loại trừ nguy cơ u buồng trứng. Việc theo dõi được thực hiện 1 năm/ lần nhằm đánh giá quá trình tăng trưởng của khối u. Trên thực tế, u xơ có xu hướng thoái triển sau khi sinh và mãn tính nên hầu như không phải can thiệp y tế.
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa được chỉ định đối với u xơ tử cung có triệu chứng. Các loại thuốc được sử dụng có khả năng ức chế hoạt động sản sinh estrogen của buồng trứng nhằm giảm kích thước khối u. Cải thiện xuất huyết tử cung bất thường.
Điều trị ngoại khoa

Mục đích của điều trị ngoại khoa là cắt tử cung toàn phần và phẫu thuật lấy khối nhân xơ nhằm cải thiện triệu chứng và dự phòng biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên can thiệp ngoại khoa luôn tiềm ẩn rủi ro và biến chứng, vì vậy bác sĩ chỉ yêu cầu thực hiện khi lợi ích cao hơn nguy cơ. Bác sĩ có thể lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ tử cung hoặc bóc u xơ nếu bệnh nhân vẫn muốn có con. Phẫu thuật có thể thực hiện qua mổ bụng mổ hoặc qua phẫu thuật nội soi. Sau khi bóc u xơ, u có thể tái phát trở lại.
Một số phương pháp phòng ngừa u xơ cổ tử cung hiệu quả?
- Tập thể dục từ 20 – 30 phút/ ngày và nên tập ít nhất 3 buổi/ tuần. Ngoài khả năng ngăn ngừa các bệnh phụ khoa, hoạt động thể chất còn giúp duy trì thể trạng khỏe mạnh, ngừa loãng xương và làm chậm quá trình lão hóa.
- Kiểm soát cân nặng bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập khoa học. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trọng lượng cơ thể cao làm tăng 10 – 20% nguy cơ mắc u xơ tử cung.
- Ngủ đúng giờ, đủ giấc, giới hạn thời gian làm việc nhằm hạn chế căng thẳng thần kinh và rối loạn nội tiết tố.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các chế phẩm chứa estrogen. Tăng sinh nội tiết tố quá mức là một trong những yếu tố kích thích khối u xuất hiện ở thành tử cung.
- Tăng cường bổ sung rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu vitamin D và chất chống oxy hóa trong chế độ ăn hằng ngày. Hạn chế thịt đỏ, dầu mỡ, muối đường và đồ uống chứa cồn.
- Thăm khám phụ khoa ít nhất 1 năm/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị các vấn đề bất thường.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ
Gặp bác sĩ nếu bạn có:
- Đau vùng chậu không biến mất
- Quá nặng, kéo dài hoặc đau đớn
- Đốm hoặc chảy máu giữa các thời kỳ
- Khó khăn làm trống bàng quang của bạn
- Số lượng hồng cầu thấp không giải thích được (thiếu máu)
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nhanh chóng nếu bạn bị chảy máu âm đạo nghiêm trọng hoặc đau vùng chậu đột ngột xuất hiện đột ngột.
U xơ tử cung là một bệnh lành tính nhưng biến chứng của nó cũng rất nguy hiểm, gây ra hậu quả nặng nề cho sức khỏe và khả năng sinh sản. Vì vậy, khám sức khỏe sinh sản định kỳ là điều rất cần thiết, vừa giúp phát hiện sớm và giảm khả năng xuất hiện các biến chứng, bảo vệ phụ nữ khỏi các bệnh phụ khoa khác.
Một số phòng khám u xơ tử cung uy tín:
Nguồn: Mayoclinic.org, Healthline.com, Hellobacsi.com