
Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật (viết tắt là ADKN) là phương pháp cho bé ăn dặm ngay với cháo loãng. Qua rây tỷ lệ 1:10 chứ không khuấy bột. Các loại thức ăn khác như rau, thịt cũng được chế biến riêng với độ thô phù hợp.
Khi ăn, bé được đặt ngồi trên ghế như người lớn, không vừa ăn vừa chơi hay xem tivi. Đây là 1 phương pháp ăn dặm tiến bộ và khoa học. Vì mục tiêu của ăn dặm kiểu này là tập cho bé ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống.
Ưu điểm của ăn dặm kiểu Nhật
- Bé có thể có khả năng ăn thức ăn thô sớm hơn
- Bé làm quen với mùi vị từng loại thực phẩm.
- Có thể tạo cho bé tâm lý thoải mái khi ăn.
- Tạo thói quen ngồi ăn, nâng cao tự lập cho bé.
- Bé có thể học được kỹ năng nhai và nuốt sớm.
Ăn dặm truyền thống là gì?
Phương pháp ăn dặm truyền thống, các mẹ sẽ xay nhuyễn thực phẩm tạo thành hỗn hợp. Thường là bột ăn dặm kết hợp với rau củ hay thịt, cá. Mẹ sẽ đút bé ăn bằng muỗng, còn bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn.
Đây là kiểu ăn dặm phổ biến bởi ưu điểm đơn giản và tiện lợi. Cha mẹ có thể đút cho con ăn hết lượng thực phẩm mong muốn. Bé có thể ăn với số lượng nhiều ngay từ ngày đầu tập ăn và khả năng tăng cân tốt.
Ưu điểm ăn dặm kiểu truyền thống
- Ngay từ những ngày đầu, bé đã có thể ăn số lượng nhiều nên dễ tăng cân khỏe mạnh.
- Hệ tiêu hóa của bé được hỗ trợ nhờ thức ăn được xay nhuyễn.
- Chế biến đơn giản, không mất thời gian quá nhiều, phù hợp với những mẹ bận rộn.
- Dễ được sự ủng hộ và chấp nhận của gia đình.
- Tốn ít chi phí hơn, các món ăn dặm được chế biến đơn giản hơn.

Ưu điểm ăn dặm của kiểu nào thì tốt hơn?
Về chế độ ăn:
Ăn dặm kiểu Nhật:
- Giai đoạn đầu của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản, bé sẽ ăn dặm mỗi ngày 1 bữa dặm, các bữa còn lại cho bú sữa theo nhu cầu trẻ.
- Giai đoạn sau, mỗi ngày bé ăn 2-3 bữa mặn giống thời gian của người lớn và 2 các bữa sữa phụ xen kẽ 3 bữa chính.
Ăn dặm kiểu truyền thống:
- Phương pháp này sẽ xay nhuyễn bột ăn dặm kết hợp với rau củ lúc ban đầu và thịt, cá giai đoạn sau.
- Bột ăn dặm của bé cũng được điều chỉnh từ bột ngọt đến bột mặn, số lượng từ ít đến nhiều, độ đặc cũng tăng dần theo độ tuổi của.
Về kỹ năng ăn:
Ăn dặm kiểu Nhật: Theo quan điểm của các mẹ Nhật, bé bắt đầu có phản xạ nhai vào 7 tháng tuổi. Do đó, thức ăn cho bé cần được làm thô hơn.
- Chính nhờ đó mà khi được 7 tháng, bé sẽ được tập ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:7. Cháo được nấu nguyên hạt lợn cợn sẽ giúp bé yêu phát triển kỹ năng nhai và nuốt thô hơn.
- Sang 9 tháng, bé chuyển sang cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5. Lúc này, dù bé chưa đủ răng nhưng bé đã có thể nhai tốt bằng lợi.
- Và đến 1 tuổi là bé có thể nhai cơm và ăn cơm dù chưa đủ răng. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện để thích ứng với nhiều khả năng riêng rẽ.
Ăn dặm kiểu truyền thống:
- Với cách ăn dặm này, mẹ sẽ đút bé bằng muỗng còn bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn.
- Bé có thể ăn được nhiều nhưng việc xay nhuyễn thực phẩm khiến bé khó phân biệt được mùi vị.
- Khi cho bé ăn một thực phẩm mới, mẹ cần cho bé ăn với số lượng ít để kiểm tra xem có gây dị ứng cho bé không.
Bài viết này giải đáp các thắc mắc về ưu điểm ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật. Hi vọng bạn những thông tin này giúp ích cho bạn.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Kiến thức thai kỳ
- Quá trình sinh nở
- Thai nhi theo tuần
- Chuẩn bị mang thai
- Kỹ năng chăm con
- Phương pháp dạy con
Bài viết được tham khảo: wikimedia