Gây tê màng cứng là gì?
Gây tê ngoài màng cứng là kĩ thuật gây tê bằng cách đưa thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng. Việc này nhằm ức chế dẫn truyền thần kinh ở một vùng nhất định. Khi thực hiện kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng, mẹ bầu sẽ được tiêm một mũi gây tê vào cột sống.
Từ đó thuốc sẽ phân tán đối xứng sang các vùng lân cận làm tê liệt những bộ phận chịu nhiều áp lực nhất khi chuyển dạ. Thuốc có tác dụng từ núm vú xuống rốn và xuống tận tới ngón chân. Mẹ bầu vẫn ý thức được mọi việc chỉ là không còn cảm nhận được cơn đau. Kỹ thuật gây tê màng cứng còn được sử dụng nhiều để kiểm soát các cơn đau cấp tính sau phẫu thuật lớn ở ngực, bụng và chi dưới.
Ưu điểm của phương pháp gây tê ngoài màng cứng
Phương pháp “giảm đau khi đẻ” được nhiều người chọn vì những ưu điểm sau đây:
- Những cơn đau chuyển dạ kéo dài có thể gây mất sức kéo dài. Phương pháp giảm đau giúp sản phụ ổn định thể lực và sức khỏe.
- Về mặt tâm lý, giảm đau là phương pháp duy trì và cân bằng tinh thần. Sản phụ có thể cảm thấy thoải mái để vượt cạn.
- Chỉ có tác dụng gây tê cục bộ, do đó mẹ vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Do đó, mẹ vẫn có thể cảm nhận được những cơn co và có khả năng tự rặn đẻ.
- Trong trường hợp phải chuyển sang mổ đẻ cấp cứu thì thuốc gây tê vẫn còn tác dụng.
Nhược điểm của phương pháp gây tê màng cứng
Phương pháp được chủ động dùng nhiều và được đánh giá cao trong những lần sinh thường. Tuy nhiên, các mẹ cần phải biết những tác dụng phụ khi sử dụng phương pháp này.
Đối với mẹ:
Trước sinh :
- Gây hạ huyết áp: nếu tình trạng buồn nôn và chóng mặt sau khi gây tê, hãy nhớ báo cho hộ lý bác sĩ. Việc này nhằm để theo dõi lưu lượng máu truyền đến bé nhằm có thể bổ sung oxy và thuốc.
- Nhức đầu: trường hợp đau đầu kéo dài và dữ dội xuất phát từ nguyên nhân rò rỉ dịch não tủy. Phương pháp chữa trị bằng cách vá màng cứng bằng máu tự thân.
- Khó khăn trong việc đi tiểu: trong một vài trường hợp hiếm, các bác sĩ phải dùng ống thông để giúp mẹ bầu đi tiểu.
- Đau lưng: tại ví trí kim đâm vào thường có biểu hiện đau có thể nguyên nhân từ vết kim đâm sống. Mặt khác, có thể các phản ứng dị ứng của cơ thể với thuốc hoặc các dịch được tiêm vào dẫn đến đau lưng.
- Chuyển dạ bình thường trở nên khó khăn hơn
- Tổn thương hệ thần kinh
Ngoài ra còn những tác dụng phụ như ù tai, ngứa ran phụ thuộc vào cơ địa từng sản phụ.
Trong quá trình sinh nở:
- Tụ máu ngoài màng cứng: rất hiếm các mẹ phải gặp tình trạng này nhưng nếu mắc phải thì ảnh hưởng đến sức khỏe khá nhiều.
- Nhiễm khuẩn: hãy đảm bảo kim và ống thông đưa vào tủy sống được vô trùng vô khuẩn.
- Vấn đề thần kinh: bạn có thể gặp phải các vấn đề như tê bì, ngứa ran hoặc nhược cơ bởi vì sự tởn thương tủy sống do kim đâm.
- Tê liệt: do các khối máu tụ hoặc bị áp xe dẫn đến chèn ép và tổn thương dây thần kinh xung quanh
- Đau lưng: các cơn đau ở quanh khu vực đâm kim có thể kéo dài vài ngày sau sinh do bị tổn thương và kích thích mô.
- Tê bì sau sinh: hiện tượng tê phần dưới cơ thể thường gặp ở các sản phụ
- Kích ứng da
Đối với em bé:
Ảnh hưởng hệ miễn dịch: cơ thể chưa phát triển hoàn toàn nên việc đào thải những hoạt chất gây tê qua nhau thai còn yếu.
Thiếu oxy: vì người mẹ dễ bị hạ huyết áp trong khi sử dụng phương pháp này tác động này. Bởi lượng oxy cung cấp đến bé, ảnh hưởng một số chức năng trong cơ thể.
Chỉ số Apgar: chỉ số apgar là bài kiểm tra sức khỏe đầu tiên sau khi chào đời để đánh giá sức khỏe tổng quát cơ thể. Thuốc gây tê có thể ảnh hưởng đến chỉ số không như mong muốn của bố mẹ.
Cơ vòm miệng, nhịp tim: thuốc gây tê gây giảm nhịp tim và ảnh hưởng việc ngậm mút của các bé.
Những trường hợp không được gây tê ngoài màng cứng
Nếu thuộc một trong những trường hợp sau, mẹ bầu sắp sinh sẽ không được thực hiện phương pháp gây tê ngoài màng cứng này:
- Đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ.
- Chất lượng máu không đủ tiêu chuẩn ảnh hưởng đến quá trình đông máu.
- Mẹ bầu bị viêm nhiễm ở vùng lưng.
- Có bệnh lý tim hay gan nặng kèm theo.
Phương pháp gây tê ngoài màng cứng có thể áp dụng cho hầu hết các bà mẹ sinh tự nhiên. Vì vậy các mẹ nên tìm hiểu thông tin, hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi yêu cầu sử dụng phương pháp này nhé!
Tham khảo các thông tin hữu ích
Lần đầu mang thai – Có thể ba mẹ chưa biết ?