Chocolate là gì?
Chocolate (sô-cô-la) là một thức ăn (còn nguyên hay đã chế biến) được làm từ quả của cây ca cao. Chocolate là nguyên liệu cơ bản trong rất nhiều những loại kẹo, kẹo sô-cô-la, kem, bánh quy, bánh ngọt,… Hương vị chocolate là một trong số những hương vị được yêu thích nhất trên thế giới. Vậy cụ thể, vai trò của chocolate đối với trẻ nhỏ là gì?

Vai trò của chocolate đối với trẻ
Chocolate mang lại lợi ích sức khỏe cho bé như:
Hỗ trợ các chức năng não
Các hợp chất flavanol được tìm thấy trong chocolate giúp tăng cường trí nhớ. Đồng thời nâng cao khả năng nhận thức.
Vai trò của chocolate đối với hệ tuần hoàn của trẻ
Ăn chocolate thường xuyên giúp cải thiện hiệu suất của tim và mạch máu. Các flavanol tìm thấy trong chocolate cũng ngăn ngừa chứng máu đông và cải thiện lưu thông máu.
Giúp giảm tổn thương tế bào
Chocolate giàu chất chống oxy hóa, giúp làm giảm tình trạng tế bào bị tổn hại và nâng cao hiệu quả các chức năng của tế bào.
Vai trò của chocolate giúp nâng cao tâm trạng cho trẻ
Chocolate kích thích sự sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh được gọi là endorphin – chất tạo ra cảm giác hạnh phúc. Ngoài ra, chocolate còn có chứa hợp chất khác gọi là serotonin, cũng được biết đến là góp phần tạo cảm giác hạnh phúc.
Trẻ cần bổ sung bao nhiêu chocolate mỗi ngày
Hàm lượng caffeine có trong chocolate là một vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ e ngại. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ không nên cho trẻ ở độ tuổi đi học tiêu thụ quá 45mg caffeine mỗi ngày. Đối với trẻ mới biết đi, con số này sẽ thấp hơn.
Bổ sung chocolate đúng cách cho trẻ
- Tốt nhất, mẹ nên đợi cho bé đủ 36 tháng tuổi rồi cho bé ăn. Vì trước đó, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa phát triển đầy đủ để xử lý món ăn này. Chocolate có chứa caffeine và theobromine, một hợp chất liên quan đến caffeine. Ngoài ra, lượng đường trong một số loại chocolate có thể khiến trẻ trị béo phì, thừa cân sau này.
- Các chuyên gia khuyến cáo sữa chocolate là dạng an toàn nhất cho trẻ nhỏ. Lý do là mỗi 226ml sữa chocolate chỉ chứa 5mg caffeine. Do đó, bé sẽ tiêu thụ ít caffeine hơn khi dùng sữa so với dùng các dạng khác.
- Mẹ cũng có thể cân nhắc việc lựa chọn sữa công thức có hương vị chocolate. Khi chọn, hãy chọn loại ít đường, không chất bảo quản và giàu dinh dưỡng.
Những trường hợp nên tránh cho bé ăn chocolate
Việc ăn chocolate ít khi gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, tốt nhất nên tránh cho bé ăn trong những trường hợp sau:
- Trước khi đi ngủ: Một lượng nhỏ caffeine trước khi đi ngủ có thể làm cho bé khó ngủ. Vì vậy, tránh cho bé dùng chocolate trong một vài giờ trước khi đi ngủ.
- Trẻ bị hội chứng ruột kích thích (IBS): Chocolate là một trong những loại thực phẩm gây ra các triệu chứng của IBS. Do đó, không nên cho bé ăn nếu bé được chẩn đoán mắc phải vấn đề này.
- Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Chocolate có tính axit, nên tránh cho bé ăn nếu bé bị bệnh này.
- Nếu bé bị dị ứng thực phẩm, mẹ phải cẩn thận hơn khi cho bé ăn chocolate. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi trước khi cho bé ăn.
Kết luận vai trò của chocolate đối với trẻ
Chocolate được làm từ ca cao tự nhiên, giàu magie, phốt pho và cả canxi góp phần kích thích sự phát triển xương cho trẻ. Một ly sữa chocolate có thể cung cấp tới một phần ba nhu cầu khuyến nghị vitamin D mỗi ngày.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về vai trò của chocolate đối với sức khỏe cũng như cách bổ sung an toàn cho trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Vai trò của cá đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của yến sào đối vơi sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Kẽm đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Iot đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Canxi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
- Vai trò của Lysine đối với sự phát triển toàn diện của trẻ
Nguồn: Tham khảo