Viêm gan A là gì?
Viêm gan A là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus HAV (siêu vi viêm gan A). Không giống như viêm gan B hoặc C, nó không dẫn đến bệnh gan mãn tính. Tuy nhiên, nó vẫn gây ảnh hưởng đáng kể đến khả năng lao động của người bệnh.
Virus lây lan qua thực phẩm và nguồn nước bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh. Do đó, bệnh này phổ biến nhất ở những nước có tình trạng kinh tế – xã hội thấp. Một người khi đã từng mắc viêm gan A sẽ có khả năng miễn dịch và không bị tái nhiễm.
Triệu chứng

Nhiều người không có triệu chứng khi bị nhiễm HAV. Những triệu chứng thường xuất hiện sau 15-50 ngày từ khi nhiễm trùng. Hầu hết người lớn sẽ gặp các triệu chứng tương tự như cúm.
Chúng bao gồm:
- Buồn nôn, chán ăn, và ói mửa
- Đau bụng và tiêu chảy
- Sốt
- tình trạng bất ổn và mệt mỏi
- Đau khớp
- Vàng da, vàng mắt
- Nước tiểu màu sẫm và phân nhạt
- Trẻ em dưới 6 tuổi thường không hiển thị các triệu chứng.
Các triệu chứng thường tự khỏi trong vòng 3-6 tháng đầu tiên bị nhiễm bệnh. Nhưng khoảng 15% những người nhiễm HAV sẽ có triệu chứng liên tục hoặc định kỳ từ 6-9 tháng.
Viêm gan A có thể gây tử vong ở những bệnh nhân lớn tuổi và ở những người đã có bệnh gan mãn tính.
Nguyên nhân
Người mắc viêm gan A có thể bài tiết virus trong phân. Sau đó, nó có thể lây nhiễm khi người khác tiêu thụ thực phẩm hoặc nguồn nước bị nhiễm phân chứa virus.
Virus có thể tồn tại trong một tháng hoặc hơn trong nước biển, nước ngọt, nước thải và đất.
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng được truyền qua tiếp xúc cá nhân gần gũi với một thành viên gia đình bị nhiễm bệnh hoặc bạn tình, không phải qua tiếp xúc thông thường.

Các yếu tố khác làm tăng rủi ro nhiễm bệnh bao gồm:
- Sống hoặc làm việc trong Nhà ở cộng đồng (nhà chung)
- Tham dự hoặc làm việc tại một trung tâm giữ trẻ
- Quan hệ đồng tính luyến ái
- Tiêm thuốc, đặc biệt là nếu dùng chung kim tiêm
- Sử dụng ma túy
- Xử lý thực phẩm tươi sống
- Làm việc với các loài linh trưởng bị nhiễm HAV hoặc với HAV trong phòng thí nghiệm nghiên cứu
- Người bị rối loạn yếu tố đông máu
Điều trị
Điều trị hỗ trợ
Hiện vẫn không có các bước điều trị cụ thể cho bệnh viêm gan A. Tuy nhiên, có các liệu pháp hỗ trợ có thể cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa các biến chứng như mất nước và kiệt sức. Bao gồm:
- Bổ sung dinh dưỡng và nước
- Tránh uống rượu
- Nghỉ ngơi, hạn chế đi làm
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) nếu cần
- Bệnh nhân bị buồn nôn và nôn nhiều có thể được nhập viện để truyền dịch.
Biến chứng là rất hiếm, và hầu hết mọi người đều hồi phục hoàn toàn. Khoảng 85% những người bị nhiễm HAV phục hồi hoàn toàn trong vòng 3 tháng và hầu hết mọi người đã hồi phục hoàn toàn sau 6 tháng.
Điều trị phòng ngừa sau khi tiếp xúc
Nếu chưa được tiêm vắc-xin và tiếp xúc với nguồn lây HAV, bạn vẫn có thể tiêm vắc-xin hoặc globulin miễn dịch trong vòng 2 tuần sau khi tiếp xúc.
Không chỉ viêm gan A mà còn rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đến từ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Hãy luôn ăn chín – uống sôi, rửa tay thường xuyên để bảo vệ bản thân thật tốt nhé!
Bài viết liên quan: