Viêm màng não mủ ở trẻ em (trẻ sơ sinh)
Viêm màng não mủ là gì?
Viêm màng não mủ là một bệnh nặng ở trẻ sơ sinh, có thể xảy ra đơn thuần hay nằm trong bệnh cảnh nhiễm khuẩn máu. Bệnh thường gặp ở trẻ sinh non hoặc ở những trường hợp mẹ có nhiễm khuẩn khi sanh, trong thời kỳ có thai. Tỷ lệ tử vong, tỷ lệ di chứng đề cao nếu không được điều trị kịp thời và đúng hướng.
Di chứng của bệnh
Khoảng 40 – 50% số trẻ được cứu sống sẽ có di chứng về thần kinh như kiếm thị, liệt các chi, não ứng thủy. Vì vậy, cần phát hiện sớm và điều trị đủ liều, đủ thời gian để tránh di chứng
Nguyên nhân của bệnh
Vi khuẩn – nguyên nhân gây viêm màng não mủ ở trẻ em sơ sinh thường là vi khuẩn Gram âm
- 65 – 70% nguyên nhân gây bệnh là do Escherichia
- Do liền cầu tan huyết nhóm B, thường đi kèm nhiễm khuẩn huyết và xảy ra 48 giờ sau khi sanh
- Listeria monocytogenes ít gặp hơn (khoảng 5%).
Triệu chứng viêm màng não mủ ở trẻ em (trẻ sơ sinh)
- Sốt cao 38 – 39°C
- Thường xuyên bị tiêu chảy
- Trướng bụng, nôn mửa (thường xảy ra muộn)
- Thóp phồng, thường xảy ra muộn, có thể không có thóp phồng nếu trẻ đang bị tiêu chảy nặng
- Cổ cứng: triệu chứng ít gặp, xuất hiện ở các giai đoạn sau
- Dấu hiệu Kernig thường âm tính
- Vạch màng não không có giá trị chuẩn đoán
- Chán ăn, bú kém, giảm cữ bú và lượng bú mỗi cữ
Nếu có kèm nhiễm khuẩn máu, thường thấy vàng da, gan to, lách to, … Trẻ thường li bì hoặc có thể co giật
Các xét nghiệm chuẩn đoán triệu chứng của bệnh
Các xét nghiệm sau dùng để chuẩn đoán bệnh viêm màng não mủ ở trẻ em (trẻ sơ sinh):
- Dịch não tủy: chỉ số protein tăng (màu đục); đường giảm; muối bình thường; tế bào tăng cao.
- Công thức máu
- Cấy máu
- Cấy nước tiểu
- Nhuộm Gram soi tươi tìm hình thể vi khuẩn
- Cấy dịch não tủy
- Đường máu
Điều trị và phòng ngừa
Điều trị triệu chứng viêm màng não mủ
Thời gian điều trị ở trẻ em:
- Đối với vi khuẩn Gram dương: 2 tuần
- Đối với vi khuẩn Gram âm: 3 tuần
Điều trị bằng kháng sinh:
- Ampicillin và Cloramphenicol: tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch
- Penicillin và Gentamycin: tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm. Thuốc thường điều trị cho loại beta streptococus
- Cephalotin: loại này dùng cho vi khuẩn Gram âm. Thuốc có thể gây suy thận, thiếu máu tan máu và hạ bạch cầu
- Với Listeria monocytogenes: dùng Ampicillin và Gentamycin
Lưu ý khi điều trị:
Các trường hợp viêm màng não mủ ở trẻ em sau điều trị 24 -36 giờ phải chọc dò lại tủy sống để kiểm tra dịch não tủy xem kết quả điều trị. Nếu tiến triển tốt, tiếp tục điều trị theo thời gian như trên. Nếu tiến triển xấu thì cần phải đổi kháng sinh và theo dõi cẩn trọng bởi bác sĩ điều trị.
Phòng ngừa viêm màng não mủ ở trẻ
- Cho trẻ bú sửa mẹ để tăng sức đề kháng
- Vê sinh vô khuẩn khi đỡ đẻ và dụng cụ chăm sóc trẻ
- Hướng dẫn bà mẹ biết cách tự chăm sóc và ăn uống hợp lý trong thời gian thai nghén
- Giữ vệ sinh phòng nuôi trẻ.
Xem thêm các thông tin:
Bệnh ở trẻ sơ sinh:
- Bệnh viêm phổi ở trẻ sơ sinh có triệu chứng như thế nào?
- Triệu chứng tràn khí màng phổi thứ phát ở trẻ sơ sinh
- Phòng ngừa và điều trị các triệu chứng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh
- Viêm màng não mủ ở trẻ em (trẻ sơ sinh) có những triệu chứng gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh
Bệnh người lớn và trẻ em:
làm thế nào để chuẩn đoán bệnh này v ạ?
Nguyên nhân gây viêm màng não mủ sơ sinh do nhiều loại vi khuẩn gây ra, thường là vi khuẩn gram âm (-) như Salmonella, Escherichia Coli, Klebsiella, Proteus… hoặc vài vi khuẩn gram dương (+) như liên cầu B và còn do tụ cầu, não mô cầu. Cần chú ý viêm màng não mủ do não mô cầu có đặc điểm là bệnh không chỉ xuất hiện ở màng não mà còn ở cả não thất và màng tủy. Bệnh có thể xuất hiện đơn thuần hoặc kết hợp với nhiễm khuẩn huyết hoặc có biến chứng viêm não thất thì rất nặng. Và cũng cần lưu ý rằng não mô cầu sống rất yếu khi ở ngoại cảnh nên ít khi phát hiện được nếu soi trực tiếp mà phải cấy nước não tủy ngay tại giường bệnh mới hy vọng tìm thấy vi khuẩn. Vì vậy muốn chẩn đoán xác định phải cấy dịch não tủy.
Trên thực tế nguyên nhân viêm màng não ở trẻ sơ sinh chỉ xác định bằng cách nghi ngờ có hệ thống một tổn thương màng não ở tất cả các nhiễm khuẩn sơ sinh như: người mẹ bị nhiễm khuẩn, vỡ ối sớm từ 6-12 giờ trước sinh, nước ối có mầu bẩn…
Bệnh cảnh âm ỉ như vậy có khi tới vài tuần rồi sau đó hội chứng viêm màng não cấp mới đầy đủ làm xuất hiện các dấu hiệu co cứng li bì, hôn mê, liệt mắt và co giật.
Tiến triển của bệnh ở trẻ sơ sinh phần nào phụ thuộc vào tính nhạy cảm rất khác nhau của vi khuẩn gây bệnh (do chọc dò nước não tủy rồi đem cấy tìm vi khuẩn) đối với kháng sinh, cần được đáp ứng tuyệt đối theo kháng sinh đồ, một phần khác tùy theo cơ địa của trẻ.