Cùng Medplus tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của viêm tụy mạn bạn đọc nhé!
1. Viêm tụy mạn là gì?
Khi không điều trị viêm tụy mạn tích cực có thể dẫn đến tử vong tới 50% trong vòng 20-25 năm, 15-20% tử vong do các biến chứng cho sức khỏe, bao gồm:
- Nang giả tụy (Pseudocyst): Nang lớn vỡ có thể gây ra các biến chứng như chảy máu nội tạng và nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng: Làm cho tuyến tụy dễ bị nhiễm khuẩn và nhiễm trùng. Nhiễm trùng tụy là trường hợp cực kỳ nghiêm trọng và cần điều trị chuyên sâu để loại bỏ các mô bị nhiễm bệnh.
- Bệnh tiểu đường: Các tế bào sản xuất insulin bị tổn thương do tác động của viêm tụy có thể dẫn đến bệnh tiểu đường
- Suy dinh dưỡng: Cả viêm tụy cấp và viêm tụy mãn tính có thể khiến cho tuyến tụy sản xuất ít các enzyme cần thiết có chức năng phá vỡ, xử lý các chất dinh dưỡng trong các thực phẩm bạn ăn hàng ngày. Điều này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, tiêu chảy và sút cân.
- Bệnh ung thư tuyến tụy: Viêm tụy mãn tính được xem là một trong những yếu tố nguy cơ gây ung thư tuyến tụy, chiếm 4% trong số nguyên nhân gây tử vong.
2. Nguyên nhân viêm tụy mạn
Trước hết, phải kể đến nguyên nhân viêm tụy mạn là do viêm tụy cấp không điều trị dứt điểm với các lý do như: điều trị dở dang, không đúng phương pháp điều trị, bệnh nhân tự ngưng dùng thuốc…. Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác dẫn tới viêm tụy mãn là:
- Nghiện rượu: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây viêm tụy, chiếm khoảng 80-90% các trường hợp. Rượu làm tổn thương các tế bào tụy gây xơ hóa dẫn đến viêm tụy mạn tính;
- Người bệnh bị sỏi tụy: Nguyên nhân này cũng chiếm khoảng 80-90% các trường hợp dẫn đến viêm tụy mạn tính;
- Do rối loạn chuyển hóa: Viêm tụy mạn tính có thể do rối loạn chuyển hóa, nhất là thiếu hụt α1 antitrypsin, gây ứ trệ, nhiễm trùng, … dẫn đến sự tự tiêu hủy của tụy nên bị viêm tụy mãn tính;
- Người suy dinh dưỡng: Bệnh gặp ở những người suy dinh dưỡng, một số bệnh tự miễn hoặc có thể gặp ở bệnh nhân tăng mỡ máu (loại triglycerid máu) gây nên viêm tụy mạn;
- Ăn uống quá nhiều chất sắt: Những người ăn uống quá nhiều chất sắt thường có nguy cơ mắc bệnh viêm tụy mãn tính cao hơn;0
- Do yếu tố di truyền: Viêm tuỵ do yếu tố di truyền, thường khởi phát ở trẻ em nhưng có thể không được phát hiện trong thời gian nhiều năm. Viêm tuỵ di truyền thường có những đợt tái phát. Mỗi đợt kéo dài từ 2 ngày đến 2 tuần;
- Xơ nang phổi: Bệnh cũng có thể do xơ nang phổi (cystic fibrosis); tăng calcium trong máu (hypercalcemia);
- Một số trường hợp khác: 10-20% trường hợp viêm tụy còn lại là do những nguyên nhân do thuốc, tiếp xúc với một số hóa chất, tổn thương do tai nạn xe hoặc chấn thương vùng bụng, những bệnh lý di truyền, một số thủ thuật ngoại khoa, bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như sởi (ít gặp), dị dạng tụy hay ruột
Bệnh viêm tụy mãn tính là bệnh không có khả năng lây nhiễm. Thể viêm tuỵ này thường ở nam nhiều hơn nữ và thường xảy ra ở lứa tuổi 30 đến 40. Tuy vậy, có khoảng 40% trường hợp viêm tụy mạn không biết rõ nguyên nhân.
3. Triệu chứng viêm tụy mạn
Các triệu chứng thường gặp:
- Vàng da
- Đau bụng
- Suy dinh dưỡng
- Tiêu phân mỡ
4. Điều trị viêm tụy mạn
Mục tiêu điều trị viêm tụy mạn tính bao gồm giảm đau; phòng ngừa các triệu chứng tái phát; điều trị các biến chứng như tiểu đường và suy dinh dưỡng, làm tăng khả năng ăn và tiêu hóa của bệnh nhân.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về viêm tụy mạn, hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :