Thịt vịt vốn là nguyên liệu khó chế biến bởi nếu không biết cách khử mùi hôi từ vịt sẽ làm món ăn không còn ngon nữa. Để vừa được thưởng thức món ngon vừa khử được mùi hôi từ vịt. Medplus sẽ giới thiệu bạn cách làm món vịt nấu nấm ngô. Chao ôi! Nói thôi đã phát thèm rồi. Vậy nếu bạn chưa biết cách làm món ăn vịt nấu nấm ngô này hãy để Medplus hướng dẫn bạn nhé.
Bật mí cách làm vịt nấu nấm ngô ngon bá cháy
Mẹo chọn nguyên liệu tươi ngon cho món vịt nấu nấm ngô
Thịt vịt
- Chọn những con vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông.
- Nên chọn vịt mới mổ, nhìn còn có độ tươi ngon, ấn tay vào các phần của vịt thấy chắc.
- Quan sát hai bên đùi và lườn vịt, thấy căng bóng, thớ thịt dày thì không nên mua.
- Khi dốc ngược con vịt, thấy nó bị biến dạng thì đó là vịt bơm nước.
- Dùng tay ấn vào đùi và lườn vịt, thịt bị bơm nước thường bập bùng, nhão.
Hạn chế chọn vịt non vì thịt sẽ nhão, không săn chắc và rất tốn thời gian để nhổ lông tơ.
Những con vịt non sẽ có mỏ to và mềm. Còn vịt già có mỏ nhỏ và cứng.
Khác với gà, nếu ăn thịt vịt thì nên chọn vịt đực, vì vịt đực ăn ngon hơn vịt cái.

Nấm đông cô, nấm rơm
Nấm rơm
Đối với loại nấm rơm thì bạn lưu ý là hãy chọn loại có hình tròn, vẫn còn búp
Không chọn loại đã nở to ra, nấm rơm màu đen sẽ ngon hơn với loại màu trắng

Nấm đông cô
Cần chọn loại cánh vừa phải, cúp chặt, có màu hơi vàng nâu
Những miếng nấm màu nâu đậm bạn chú ý là không nên mua, vì có thể đây sẽ là loại nấm độc
Mẹo nấu để món vịt nấu nấm ngô ngon tuyệt cú mèo
Cách sơ chế nấm
Nếu nấm rơm để lâu sẽ mang mùi mốc.
Bạn có thể xử lí bằng cách cạo sạch nấm và cho vào thau nước muối loãng đã pha sẵn. Ngâm trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch, để ráo
Khử mùi hôi của vịt bằng chanh
Bạn chỉ cần dùng chanh xát trực tiếp lên vịt, mùi hôi sẽ biến mất ngay. Đây là cách làm đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm.

Khử mùi hôi của vịt bằng giấm
Nếu không có chanh, bạn có thể khử mùi hôi của vịt bằng giấm. Hòa muối và giấm với nhau với một lượng vừa đủ, sau khi đã sơ chế vịt sạch sẽ, xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần, khi ăn sẽ không còn thấy mùi hôi của vịt nữa.
Khử mùi hôi của vịt bằng gừng
Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc.
Cho một miếng gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.
Cắt bỏ phao câu của vịt khi nấu
Phao câu chính là thủ phạm gây nên mùi hôi tanh của thịt vịt. Vì thế khi làm bạn nên bỏ bộ phận này đi
Công dụng món vịt nấu nấm ngô
Thịt vịt
Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao.
Thịt vịt có vị ngọt, hơi mặn, tính hàn, tác dụng tư âm, dưỡng vị, lợi thủy tiêu thũng, giải độc.
Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe
- Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, phù nề, tiểu ít
- Phù nề, dùng cho các trường hợp phù ứ nước trong người
- Giúp chữa tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, tâm phiền, bị mất ngủ, hay quên
- Ăn thịt vịt ít nhất một lần trong tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống.
- Chống lại hiện tượng xơ vữa động mạch.
- Ăn thịt vịt có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị lao phổi và ung thư

Nấm đông cô
Có tác dụng đặc trưng riêng là phòng ngừa ung thư hiệu quả nhất. Vì trong chúng có 2 hoạt chất song sinh là Lentinan và Lentinula Edodes Mycelium (LEM) ức chế tế bào ung thư. Nay đã được chiết xuất làm thuốc chống ung thư.
Tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, hạ huyết áp
Giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá.

Nấm rơm
Nấm rơm còn có công dụng giải độc kim loại nặng trong cơ thể cực hiệu quả.
Cụ thể là các lợi chất sẽ tác động vào quá trình đào thải các chất kim loại nặng như “chì, asen,…” trong người.
Nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt
Tăng sức đề kháng, hạ cholesterol máu.
Cách bảo quản vịt nấu nấm ngô
Thịt vịt
Thịt vịt tươi sống cần được bảo quản ở mức nhiệt độ 2 độ C đối với bảo quản mát
Xấp xỉ ớ mức -25 độ C đối với bảo quản thịt đông. Khi bảo quản cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để đảm bảo thịt luôn tươi.
Đối với bảo quản mát thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như bảo quản trong thời gian dài thì cần bao bọc thịt thật kỹ và không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Nấm rơm
Cách 1
Nấm rơm có thể giữ tươi được trong thời gian 4 ngày nếu để ở nhiệt độ 10 – 15 độ C. Nếu muốn để nấm lâu hơn thì hãy cho nấm rơm vào những túi hút chân không rồi bỏ vào tủ lạnh.
Cách 2
Nếu không bạn cũng có thể dùng cách cho nấm rơm chần qua nước sôi khoảng 2 phút rồi vớt ra. Sau đó thả luôn vào nước lạnh và cứ để như thế bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Với cách làm như này bạn có thể bảo quản nấm rơm trong khoảng 3 đến 4 ngày mà nấm vẫn tươi ngon.

Nấm đông cô
Bạn chọn mua những cây nấm thật tươi để có thể bảo quản chúng trong vòng 7 ngày. Mà khi lấy ra dùng vẫn như nấm mới thì bạn có thể làm theo cách sau:
Dùng miếng vải mềm ẩm lau sạch bề mặt nấm sau đó xếp nó lại trong tờ giấy báo và gói thật gọn lại, để nơi khô ráo là được.
Thịt vịt nên kết hợp với món ăn gì được?

Dưa chua
Trong dưa muối chứa nhiều axit, ăn chung với thịt vịt có thể bổ sung nhiều thành phần chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Là bài thuốc hiệu quả với những người bị sốt nhẹ, ăn ít, miệng khô, sưng phù.
Cải thảo
Cải thảo là thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin C.
Trong thịt vịt lại chứa protein, chất béo và cholesterol khá phong phú. Khi ăn chung hai món này với nhau có thể thúc đẩy quá trình trao đổi cholesterol trong máu.
Kim ngân hoa
Theo Đông Y, thịt vịt có công dụng để tiêu sưng, trị nhiệt độc và mụn độc. Kim ngân hoa lại có tác dụng về da như giúp thanh nhiệt giải độc, nhuần da, tiêu trừ mụn vùng mặt. Do đó, nếu như kết hợp thịt vịt nấu với kim ngân hoa sẽ mang đến nhiều công dụng tốt cho làn da.
Lưu ý khi chế biến nấm
Rửa nấm quá kỹ trước khi chế biến
Thực tế cho thấy rằng, nấm chỉ mọc được trong môi trường sạch. Do đó, nếu rửa nấm quá kỹ sẽ làm mất đi những dưỡng chất của nấm
Tốt nhất nên chọn nấm ở những cơ sở chất lượng đảm bảo và dùng khăn ẩm lau sạch.
Nấu nấm bằng nồi nhôm
Hoạt chất của nấm tác dụng với nồi nhôm sẽ khiến nấm bị ngả màu thâm đen. Do đó, bạn không nên dùng vật dụng bằng nhôm để xào nấu nấm.

Cho quá nhiều dầu ăn
Thực chất nấm rất dễ hút chất lỏng và nước. Nếu bạn có cho nhiều dầu ăn vào để xào cũng không phát hiện ra điều đó.
Không nấu chín hoàn toàn
Khi chế biến nấm, bạn cần đun sôi trong khoảng từ 5 – 10 phút để đảm bảo rằng nấm đã chín hoàn toàn và không gây hại cho cơ thể.
Nếu nấu không kỹ, các chất trong nấm có thể khiến bạn khó tiêu, hoặc các vi khuẩn chưa được tiêu diệu hết sẽ gây hại cho cơ thể.
Ăn nấm tránh uống đồ lạnh
Nấm có tính hàn, bổ âm, nếu bạn uống kèm trà đá, nước giải khát lạnh… Nhìn chung là các thức uống thanh nhiệt, giải khát sẽ khiến bạn bị lạnh bụng, dễ bị đau bụng, khó chịu.
Vịt nấu nấm ngô món ăn vừa ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng. Giờ đây bạn đã có thể tự tay chế biến cho cả nhà thưởng thức rồi vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe. Còn chần chờ gì nữa mà cùng nhau bắt tay vào bếp để trổ tài cho cả nhà thưởng thức. Đừng quên ghé Medplus mỗi ngày để được cập nhật những thông tin bổ ích cho sức khỏe nhé.
Bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:
- Vịt nướng kiểu Thái cay xè nhưng càng ăn càng ngon
- Gỏi vịt thập cẩm thơm ngon lạ miệng tẩm bổ cả nhà
- Canh khoai tây thịt vịt món ngon tẩm bổ sức khỏe cả nhà
- Đổi gió với món đùi vịt om sốt mặn ngọt cực ngon đấy
- Lạ miệng với món vịt áp chảo sốt chanh dây chua chua ngọt ngọt
- Vịt om bia cay thơm nồng, càng ăn càng ngon
Nguồn: Tổng hợp
Vịt nấu nấm ngô
Ingredients
- Thịt vịt 1 con
- Cà rốt 2 củ
- Nấm đông cô 50 gr
- Nấm rơm 100 gr
- Bắp non 150 gr
- Dừa xiêm 1 trái
- Nước mắm 1 muỗng cà phê
- Tỏi băm 2 muỗng cà phê
- Hành tím băm 2 muỗng cà phê
- Tiêu 1 muỗng cà phê
- Hạt nêm 3 muỗng cà phê
- Bột ngọt 2 muỗng cà phê
- Dầu điều 1 muỗng cà phê
Instructions
Bước 1:
Nấm đông cô ngâm nước cho nở rồi rửa sạch để ráo. Sau đó, chiên xơ qua.
Nấm rơm ngâm nước muối loãng xong rửa sạch để ráo. Cà rốt rửa sạch, cắt khúc tỉa hoa. Bắp non cắt khúc còn nếu nhỏ để nguyên.
Bước 2:
Thịt vịt chặt miếng vừa ăn. Ướp tỏi, hành băm, nước mắm, tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng cà phê bột ngọt, ít nhất khoảng 30 phút. Cho chút dầu vào chảo đun nóng, xong bỏ thịt vịt vào, bỏ thêm chút dầu điều vào cho thơm. Xào cho đến khi thịt vịt săn lại và ngấm gia vị.
Bước 3: