Vương bất lưu hành là cây leo nhỏ, mọc bám nhờ rễ phụ. Cành ngắn và mềm, màu nâu, lúc non có lông sau nhẵn. Vậy có những bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ dược liệu vương bất lưu hành hiện nay? Cách dùng dược liệu này như thế nào? Hãy cùng Medplus tìm hiểu rõ hơn về loại dược liệu này nhé!
1. Thông tin dược liệu
Tên thường gọi: Trâu cổ; Vảy ốc; Cây xộp,…
Tên khoa học: Ficus pumila L.
Họ: Dâu tằm (Moraceae)
Đặc điểm dược liệu
Vương bất lưu hành là cây leo nhỏ, mọc bám nhờ rễ phụ. Cành ngắn và mềm, màu nâu, lúc non có lông sau nhẵn.
Lá mọc so le, lá ở cành sinh sản (cành này thường lên cao mới phân cấp) hình bầu dục hoặc hình trứng, dài 5-7 cm, rộng 2,5 – 4,5 cm, gốc tròn hoặc hơi hình tim, đầu tù hoặc hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mép nguyên, gân gốc 3 – 5, nổi rõ ở mặt dưới, gân phụ tạo thành mạng thưa; cuống lá dài 1,8 – 1,5 cm, có lông hung; lá kèm có lông; lá ở cành không sinh sản hình vảy ốc, gốc lệch mọc áp sát vào thân cây chủ, dài khoảng 2 – 2,5 cm, cuống ngắn 2-3 mm.
Cụm hoa mọc ở kẽ lá; hoa đực rất nhiều, mọc tụ tập ở gần đỉnh, đài 2-3 răng, nhị 2, bao phấn hẹp; hoa cái có 4 lá đài không bằng nhau; bầu thuôn dài, cong.
Quả phức to, hình chóp ngược, đầu bằng, dài 3,5 cm, dày 3 cm, nhẵn, màu tứn nâu khi chín, cùi nạc và mềm xốp.
Bộ phận dùng
Quả và thân mang lá
Thu hái và chế biến
Thu hái:
- Quả hái khi quả già
- Cành, lá thu hái vào mùa hè
Chế biến:
- Quả khi hái bổ dọc, phơi sấy khô (quả đã chín để làm mứt)
- Cành và lá tuốt lá để riêng, phơi hoặc sấy khô, khi dùng thái nhỏ, sao khô.
Phân bố
Dược liệu nhập hoàn toàn từ Trung Quốc, chưa thấy ở Việt Nam.
2. Công dụng và tác dụng chính
Thành phần hóa học
Lá, gỗ, thân, rễ vù hương chứa 2 – 4% tinh dầu với thành phần chủ yếu là salíol (75%), p – pinen phelandren, eugenol và aldehyd cinamic. Hạt có nhiều dầu béo.
Tính vị
- Trung dược học: Đắng, bình.
- Bản kinh: Vị đắng, bình.
- Ngô phổ bản thảo: Kì Bá, Lôi Công: Ngọt.
- Biệt lục: Ngọt, bình, không độc.
- Bản thảo tiện độc: Đắng vừa cay, bình.
Quy kinh
- Trung dược học: Vào kinh Can, Vị.
- Cương mục: Dương Minh, xung, nhâm.
- Lôi Công bào chế dược tính giải: Vào 2 kinh Tâm, Can.
Tác dụng dược lý
Theo y học hiện đại
Thực nghiệm trên súc vật chứng minh: Nước sắc của Vương bất lưu hành bỏ kali có tác dụng hưng phấn cổ tử cung rõ rệt, cồn ngâm kiệt tác dụng còn rõ mạnh. Thuốc còn có tác dụng ức chế sự phát triển của ung thư phổi.
Theo y học cổ truyền
Tác dụng:
- Hành huyết thông kinh, thúc dục sinh xuống sữa, tiêu sưng thu liễm vết thương.
- Hoạt huyết tiêu sưng.
- Ngừng tâm phiền mũi chảy máu cam, ung nhọt vết thương ghẻ độc, vú nhọt rò, đàn bà sanh khó(Biệt lục).
- Đạo dẫn mẹ con, lợi vết thương nhọt loét, chủ trị lỵ (Trân châu nang).
- Lợi tiều tiện (Cương mục).
Chủ trị:
- Trị phụ nữ kinh bế, sữa không thông, khó sanh, huyết lâm, nhọt sưng, vết thương do kim khí xuất huyết.
- Trị khối sưng ứ huyết và nhọt vết thương sưng độc.
- Trị vết thương do kim khí, cầm máu đuổi đau, ra gai nhọn, trừ phong tý lạnh bên trong.
- Trị phong độc, thông huyết mạch (Dược tính luận).
- Trị phát bối, du phong, phong chẩn, đàn bà huyết kinh không đều và sanh khó (Nhật Hoa tử bản thảo).
- Trị đinh nhọt (Bản thảo tòng tân).
Cách dùng và liều dùng
Liều dùng: Tùy vào bài thuốc chữa bệnh và cơ địa người bệnh mà có liều dùng phù hợp
Cách dùng: Có thể sắc nước uống, cô thành cao đặc, sao khô…
3. Bài thuốc chữa bệnh
Chữa dương ủy, di tinh
Quả vương bất lưu hành sao khô 12g, dây sàn sạt 12g, sắc nước uống hàng ngày.
Chữa liệt dương, di tinh, tim loạn nhịp
- Quả vương bất lưu hành sao khô, bạch khiên ngưu sao khô (lượng bằng nhau) làm thành bột mịn, trộn đều, đựng trong lọ khô sạch có nút kín.
- Ngày uống 3 lần mỗi lần 6g , chiêu với nước cơm.
Chữa sưng vú, tắc tia sữa
- Quả vương bất lưu hành 40g, bồ công anh, lá mua mỗi vị 15g, sắc uống.
- Kết hợp đắp thuốc ngoài: Lá bồ công anh giã nhỏ chế với dấm, chưng nóng rồi đắp.
Chữa ít sữa sau khi đẻ
Quả vương bất lưu hành chín 7 quả, hầm với 1 chân giò lợn , ăn và uống hết trong ngày.
Chữa đau xương đau người
Cao đặc quả xộp, ngày uống 5-10g (chế cao đặc: thái nhỏ quả sộp, nấu 2 lần với nước, lọc bỏ bã, cô thành cao đặc)
Chữa quáng gà
Quả vương bất lưu hành 5 quả, gan lợn 20g, nấu canh ăn hàng ngày đến khi hết bệnh.
Chữa đau xương, đau người
- Cành lá vương bất lưu hành cắt nhỏ, nấu với nước 2 lần, lọc bỏ bã, cô thành cao đặc.
- Ngày uống 5-10g.
Chữa thoát vị bẹn
- Cành lá vương bất lưu hành sao khô 40g, rễ mộc thông 3 lá 60g.
- Sắc lấy 2 bát thuốc, cho 1 quả trứng gà vào đun chín, chia làm 2 lần uống trong ngày .
Chữa thấp khớp mãn tính
- Cành lá vương bất lưu hành, thổ phục linh, rễ cỏ xước, rễ tầm xuân mỗi thứ 20g, dây rung rúc 12g, thiên niên kiện, rễ gấc, lá lốt, dây đau xương, Cành dâu; mỗi thứ 10g.
- Tất cả thái nhỏ, sao khô, sắc lấy 100ml cao lỏng, chia làm 3 lần uống trong ngày.
Chữa đái buốt, đái rắt, đái ra máu
- Cành lá vương bất lưu hành 30g, rễ cỏ tranh 30g, mã đề 20g, sắc nước uống.
Chữa suy nhược sau ốm
- Cành lá vương bất lưu hành 80g hầm với 300g xương lợn, ăn hàng ngày.
Chữa trẻ em gầy còm
- Lấy 60 g cành vương bất lưu hành hầm với thịt gà ăn hàng ngày.
4. Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu
Trong quá trình điều trị bệnh bằng vương bất lưu hành cần lưu ý:
- Thận trọng khi dùng ở phụ nữ có thai. Bệnh thất huyết, bệnh băng lậu không dùng.
- Không có ứ trệ, ra máu nhiều, có thai thì không nên dùng.
5. Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé!
Lưu ý:
- Thông tin về dược liệu mang tính chất tham khảo
- Quý độc giả không nên tự ý sử dụng phối bài thuốc mà sử dụng
- Quý độc giả nên tham vấn ý kiến thầy thuốc trước khi sử dụng, để hạn chế tác dụng phụ và tác dụng không mong muốn
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Xem thêm bài viết: