Sán chó là những bệnh dễ mắc phải do ăn uống không đảm bảo vệ sinh, thường xuyên tiếp xúc với chó mèo, nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của cơ thể như mệt mỏi, đau đầu kèm nổi mề đay, ngứa, bạn cần đến phòng khám gặp bác sĩ ngay để thực hiện các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán để kịp thời điều trị. Trong bài viết dưới đây Medplus sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về phương pháp xét nghiệm này.
1. Sán chó là gì?
Sán dây chó (Echinococcus) là một loại ký sinh trùng ở chó, có tên khoa học là Echinococcus. Ký sinh trùng này có thể từ động vật xâm nhập vào cơ thể người thông qua tiếp xúc trực tiếp, ôm, hôn,… Ký sinh trùng sán chó khi ở cơ thể người sẽ ở dạng ấu trùng, sau đó di chuyển qua da và mô mềm đi vào trong máu. Từ đây, sán chó có thể di chuyển khắp các cơ quan trong cơ thể người như: mắt, não, thận, tim, gan, phổi,… sống ký sinh và gây nhiều ảnh hưởng xấu.
Ký sinh trùng sán chó nếu di chuyển tới mắt sẽ gây giảm thị lực, xuất huyết, dẫn tới mù lòa. Còn nếu Sán chó đi vào hốc mũi, hốc tai sẽ gây viêm nhức, sưng đau. Nguy hiểm hơn, nếu ký sinh trùng này xuất hiện trong các cơ quan nội tạng như gan, phổi, ăn vào cơ tim, não thì sẽ gây: Khó thở, đau bụng, ho, đau tức ngực, đau đầu, mệt mỏi kéo dài,…
Nếu không can thiệp và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị liệt và tử vong.
2. Khi nào nên xét nghiệm Sán chó – ký sinh trùng?
Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta rất thích hợp cho ký sinh trùng phát triển. Từ vật chủ, gặp môi trường thuận lợi, ký sinh trùng như sán cho có thể bám vào vật trung gian, lây nhiễm sang người và gây bệnh.
Hơn nữa, ý thức người dân phòng ngừa và kiểm tra ký sinh trùng định kỳ nước ta còn hạn chế. Vì vậy, sẽ dẫn tới nhiều trường hợp bệnh nhân nhiễm nặng mới đi khám.
Bệnh giun sán nói chung và sán chó nói riêng hiện nay có thể phát hiện sớm thông qua xét nghiệm và điều trị khỏi hoàn toàn.
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người (cả người lớn lẫn trẻ nhỏ) đều nên xét nghiệm Sán chó định kỳ 6 tháng đến 1 năm/lần để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Đặc biệt, khi gặp phải các triệu chứng nghi nhiễm ký sinh trùng dưới đây, bạn cần thực hiện xét nghiệm kiểm tra:
- Nên làm xét nghiệm bệnh sán chó 6 tháng đến 1 năm một lần. Hoặc xét nghiệm sán chó khi có các dấu hiệu sau?
- Khi có dấu hiệu ngứa da kéo dài mà trị bệnh da liễu không thuyên giảm.
- Nếu xuất hiện dấu hiệu bệnh đau nhức đầu kéo dài.
- Nếu bị ho kéo dài, điều trị ho lâu ngày nhưng không dứt.
- Nếu mắt bị mờ, nhòe hoặc giảm thị lực một bên.
- Nếu bị sốt kéo dài mà không tìm ra nguyên nhân.
- Nếu người mệt mỏi, hay quên và mất tập trung trong công việc.
3. Phương pháp xét nghiệm bệnh sán chó
Nguyên tắc của phương pháp Elisa là quy trình ủ ba lần, hút và rửa giếng 5 lần. Kỹ thuật phủ giếng với kháng nguyên bài tiết, sau đó ủ với huyết thanh của bệnh nhân được pha loãng. Các kháng thể phản ứng với kháng nguyên sẽ liên kết với giếng tráng. Phương pháp này thường cho ra kết quả chính xác cao, giảm dương tính giả và dương tính chéo.
4. Xét nghiệm sán chó bao nhiêu tiền?
Xét nghiệm sán chó hiện nay được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa trên cả nước như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bệnh viện Nhiệt đới Trung ương,…
Chi phí xét nghiệm sán chó mỗi lần khoảng từ 100.000 – 120.000đ tùy theo điều kiện, gói xét nghiệm của từng bệnh viện và các dịch vụ đi kèm. Để biết rõ hơn về chi phí, bạn hãy liên hệ trực tiếp với các địa chỉ xét nghiệm.
Ngoài ra, một số người bệnh thắc mắc khi đi xét nghiệm sán chó có cần nhịn ăn không. Do xét nghiệm ký sinh trùng như sán chó thực hiện trên mẫu máu, bệnh nhân không cần nhịn ăn. Tuy nhiên, nếu xét nghiệm ký sinh trùng kết hợp với khám bệnh thì bạn nên thực hiện buổi sáng. Và nhịn ăn vì có thể có các xét nghiệm chuyên sâu khác yêu cầu thêm.
Ngoài lấy mẫu máu thì bệnh nhân có thể thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm nơi ký sinh trùng. Hoặc có sản phẩm đào thải của chúng như: phân, mô, vảy da,… Những mẫu vật nghi là nguồn lây ký sinh trùng cần kiểm tra để chẩn đoán bệnh lý.
5. Phòng bệnh sán chó như thế nào?
- Ăn chín, uống sôi, không nên ăn rau sống, thịt tái sống.
- Không mang giày dép vào nhà, sau khi đi dép ngoài đất cát, đặc biệt là nhà có trẻ nhỏ.
- Tẩy giun định kỳ cho chó, mèo, nhất là ở chó con.
- Thu dọn phân vật nuôi hàng ngày.
- Rửa tay sạch với xà phòng sau khi đùa giỡn với chó, mèo.
- Liên hệ khám bệnh giun sán tại Phòng khám Chuyên khoa Ký sinh trùng 76 Trần Tuấn Khải, phường 5, quận 5, TP. HCM. Thời gian mở của từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, hoạt động từ thứ 2 đến thứ 7, nghỉ ngày CN. Phòng khám do các bác sĩ Chuyên khoa Ký sinh trùng giàu kinh nghiệm trực tiếp khám và điều trị bệnh giún, đảm bảo mọi quyền lợi cho người bệnh./.
Bài viết liên quan:
Nguồn tham khảo: