Theo Đông Y cổ truyền: Xích thạch chi có vị ngọt chua chát, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ thống, hóa đờm, nhuyễn kiên, trừ thấp, ích âm, tán kết, tiềm dương, trừ nhiệt lưu ở khớp, ức chế chất chua và cố sáp hạ tiêu. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học
Tên thường gọi: Còn gọi là Tu hoàn (Bản Kinh), Huyết sư, Hoàng thổ đỏ, Thổ chu, Chu thạch, Xích thạch chi, Huyết thạch, Tử châu, Linh lăng, Thiết chu, Kinh thiết, Đại giả thạch (Hoà Hán Dược Khảo) Hà giả thạch, Đinh đầu đại giả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên tiếng Trung: 代 赭 石
Tên khoa học: Hematite
2. Đặc điểm dược liệu
Đại giả thạch là khoáng chất có màu nâu đỏ có lộn Oxid sắt và Bioxid mangan. Hình khối có chất cứng, đập vụn có bột màu đỏ nâu, loại kết tinh gọi là “Huy thiết khoáng đại giả”, loại bán kết tinh là “Xích thiết khoáng đại giả” bên trong có dạng như cái biếu u tròn đinh trống gọi là “Đinh đầu đại giả” là loại phẩm chất tốt nhất.
3. Phân bố
Vị này chưa được khai thác ở Việt Nam, thường được nhập ở Trung Quốc.
4. Bộ phận dùng
Thứ mầu đỏ nâu, mặt bẻ ngang nổi rõ các lớp xếp chồng nhau.
5. Chế biến
Đem nguyên cục đập thành từng cục nhỏ như hạt đậu xanh.
Có thể dùng sống hoặc nung lửa đang còn lửa nóng, sau khi đỏ hồng thì lấy ra, xong ngâm trong nước giấm 3-7 lần sau đó đâm vụn ra dùng nước lạnh ngâm 24 giờ (cứ 12 giờ thay nước 1 lần) phơi khô cất dùng.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
Đại giả thạch là đất sét có lộn Oxid sắt và Bioxid mangan.
B. Tác dụng dược lý
- Bột Mẫu lệ 150-200g, bột Bạch cập 10-20g có thể dùng làm thuốc cản quang (Thực Dụng Trung Y Học).
C. Công năng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Cay và lạnh
Qui Kinh
- Cay và lạnh
Công Năng
Bình Can tiềm dương, Giáng khí và cầm nôn, cầm máu, trấn khí nghịch, dưỡng âm huyết.
Đại gia thạch bẩm thụ khí âm trong thổ mà sống, Bản kinh ghi rằng nó có vị đắng khí hàn. Biệt lục thêm vào vị ngọt không độc, khí nhẹ nồng, thuộc âm đi xuống vào kinh thủ thiếu âm, túc quyết âm. Thiếu âm là quân chủ chi quan, hư thì hoãn sợ mà các tà khí dễ nhập vào, hoặc là qủy chú tà khí, hoặc tinh vật ác qủy, hoặc là khí hoảng sợ vào bụng, sẽ tự xâm nhập vào. Dược tính trấn tĩnh thì Tâm quân thái bình mà mờ huyết tý huyết ứ tặc phong, và các bệnh băng lậu đới hạ của phụ nữ, đều bởi huyết nhiệt của hai kinh can tâm gây ra, vì vị ngọt tính lạnh lương huyết được nên chủ trị được các chứng như trên. Vị ngọt tính hàn lại giải được độc nên chủ cố độc trúng ở vùng bụng. Nội kinh nói rằng “Tráng hỏa thực khí, Thiếu hỏa sinh khí” hỏa khí quá thịnh thì âm nuy, có tính nặng mà trụy xuống, do đó lại chủ về sinh khó thai không ra được và trụy thai
Liều dùng
Ngày dùng 10-30g
Bài thuốc sử dụng dược liệu
1. Săn ruột, cầm tiêu chảy. Trị chứng hư hàn tiết tả, lỵ lâu ngày, lòi dom
Bài 1: Thang Đào hoa: xích thạch chi 16g, can khương 8g, gạo tẻ 1 nắm. Sắc uống. Trị thương hàn, đại tiện ra máu mủ.
Bài 2: Thang Đại đào hoa: xích thạch chi 12g, can khương 6g, đảng sâm 12g, đương quy 12g, bạch thược 12g, long cốt 12g, mẫu lệ 12g, bạch truật 12g, cam thảo 4g, phụ tử 12g. Sắc uống. Trị lỵ ra máu.
Bài 3: xích thạch chi 30g, vũ dư lương 30g. Sắc uống. Tác dụng thu liễm cố thoát, sáp tràng chỉ tả. Trị tả lỵ lâu ngày, tiêu chảy khó cầm.
2. Chỉ huyết (cầm máu). Trị kinh nguyệt ra quá nhiều, các chứng đại tiểu tiện ra máu do hư hàn
Bài 1: Bột xích thạch chi: xích thạch chi 16g, trắc bách diệp 12g, ô tặc cốt 20g. Nghiền chung thành bột. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g.
Bài 2: Xích thạch chi 20g, ô tặc cốt 20g, long cốt 20g, mẫu lệ 20g. Sắc uống. Trị ngũ sắc đới hạ.
3. Ích khí phù dương
Bài 1: Xích thạch chi hoàn: xích thạch chi 40g, can khương 40g, ô đầu 0,4g, phụ tử 20g, thục tiêu 20g. Tán bột, luyện với mật làm hoàn, viên 4g. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên. Tác dụng ôn dương tán hàn, trục âm tà. Trị âm hàn ngưng kết, tim đau nhói, đau lan đến ngực, kèm chân tay quyết lạnh.
Bài 2: xích thạch chi 3g, nhân sâm 4g, bạch truật 4g, đương quy 4g, hoàng kỳ 4g, cam thảo 4g, đại táo 4g, sài hồ 2g, thăng ma 2g, trần bì 2g. Sắc uống. Tác dụng bổ trung ích khí, thăng đề, chỉ huyết. Trị thoát giang, đại tiện ra máu, trung khí bất túc.
4. Trị chứng ngăn nghẹn ở ngực (ế cách):
Bán hạ 20g, Chích thảo 12g, Đại giả thạch 12g, Đại táo 3 quả, Đảng sâm 12g, Sinh khương 20g, Tuyền phúc hoa 12g. Sắc uống. (Đại Giả Tuyền Phúc Thang II – Y Lược Giải Âm).
5. Chữa đau đầu chóng mặt huyết áp cao:
Bạch thược, Sinh địa, Dạ giao đằng, Đại giã thạch, Sung úy tử, Đan sâm, Hoa hòe, Huyền sâm, Mẫu lệ, Ngưu tất, Nhân trần, Sinh địa, Sung úy tử, Thiên đông. Mỗi vị 20-40g. Sắc uống. Công dụng: Dục âm tiềm dương (Trấn Can Tức Phong Thang I).
Lưu ý khi dùng dược liệu
Kiêng kỵ: Người có thực tà (tiêu chảy hay kiết lỵ do thấp nhiệt tích tụ); phụ nữ có thai không dùng. Xích thạch chi sợ quế chi, quế nhục.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam