AFP là xét nghiệm sinh hóa máu được sử dụng rộng rãi nhất trong bước đầu chẩn đoán ung thư gan. Vậy giá trị bình thường của AFP là bao nhiêu? Sau đây, Medplus sẽ cung cấp cho bạn đọc cách phòng tránh về căn bệnh nguy hiểm này!

AFP là gì?
Alpha-fetoprotein (AFP) là một protein bình thường của các tế bào gan còn non, hình thành trong giai đoạn bào thai. Ở trẻ sơ sinh, nồng độ AFP khá cao; nhưng ngay trong năm đầu tiên, lượng AFP sẽ nhanh chóng giảm xuống và bằng với giá trị có ở người trưởng thành. Ngoài ra, phụ nữ mang thai với bào thai bị khuyết tật ống thần kinh có thể có nồng độ AFP cao.
Không chỉ vậy, theo thống kê, có 2/3 số người bị ung thư gan cũng sản xuất AFP ở mức độ cao. Do đó, xét nghiệm tìm dấu ấn AFP cũng được sử dụng trong tầm soát và theo dõi điều trị ung thư gan.

Xét nghiệm AFP là gì?
Xét nghiệm Alpha-fetoprotein (AFP) là một xét nghiệm máu được dùng để đo nồng độ AFP trong cơ thể. Xét nghiệm này thường được sử dụng phối hợp với các xét nghiệm khác để xem thử thai nhi có bị dị dạng. Hay bất thường gì không trong quá trình bà mẹ đang mang thai không.
Ngoài ra, xét nghiệm này còn được sử dụng ở những người không mang thai. Trong trường hợp này nó có vai trò là 1 chất. Chỉ điểm để tầm soát xem bạn có bị mắc các bệnh ung thư như ung thư gan, tinh hoàn và buồng trứng không. Ngoài ra nó còn được dùng để theo dõi tiến trình bệnh ở các bệnh nhân mắc các bệnh gan mãn tính như xơ gan, viêm gan siêu vi C và B. Vì những bệnh gan này có thể dẫn đến ung thư gan.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm AFP?
- Xác định bạn có bị ung thư gan nguyên phát, tinh hoàn hay buồng trứng hay không?
- Đưa ra lựa chọn phương pháp điều trị ung thư phù hợp nhất.
- Phát hiện sớm ung thư tái phát
- Mẹ bầu làm xét nghiệm alpha-fetoprotein ở tháng thứ4 thai kỳ
Xét nghiệm AFP có ý nghĩa như thế nào?
Tuy nhiên đừng lo lắng nếu như kết quả xét nghiệm bất thường. Bởi vì nồng độ AFP có thể tăng trong suốt thời gian thai kỳ do thai nhi của bạn tạo ra nhiều AFP hơn bình thường, hoặc bạn có thể sinh đôi (hai em bé tạo ra nhiều AFP hơn là một). Ngoài ra các vấn đề như cân nặng, hay việc mắc bệnh đái tháo đường cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Khi chỉ số AFP của bạn quá cao hoặc quá thấp, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn làm thêm xét nghiệm để tìm ra lý do. Bác sĩ có thể sẽ siêu âm để xác nhận bạn đã mang thai bao lâu. Và có bao nhiêu em bé, đồng thời xem xét kỹ khả năng mắc các dị tật bẩm sinh. Một xét nghiệm kiểm tra khác là chọc ối. Và bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim dài và mỏng để luồn vào túi ối và lấy một lượng nhỏ ối gửi đi xét nghiệm.
Bạn nên biết gì trước khi thực hiện xét nghiệm AFP?
Các yếu tố có thể làm sai lệch kết quả xét nghiệm gồm:
- Nhiễm từ máu của thai nhi, có thể xảy ra trong quá trình chọc dò ối, có thể gây tăng lượng AFP;
- Dùng các chất chứa đồng vị phóng xạ gần đây cũng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả;
- Tiểu đường thai kỳ;
- Nếu bạn hút thuốc lá, nó sẽ làm chỉ số AFP tăng cao hơn thực tế;
- Nếu bạn mang thai sinh đôi hoặc sinh ba, thì lượng AFP sẽ tăng nhiều hơn bình thường.
Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn nên hiểu rõ các cảnh báo và lưu ý. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thêm thông tin và hướng dẫn cụ thể.
Bài viết liên quan:
Nguồn tham khảo: