Cùng Medplus tìm hiểu 04 Dấu hiệu nhận biết ám ảnh sợ hãi. Nắm rõ để tìm cách phòng tránh chứng bệnh này để bảo vệ sức khỏe, tâm trạng bản thân.
Những nỗi sợ hãi thường gặp
Chứng ám ảnh sợ hãi có rất nhiều loại và người bệnh thường chỉ sợ hãi một sự vật hay sự việc cụ thể mà ít khi sợ nhiều hơn. Bệnh có thể đi kèm với các rối loạn lo âu khác. Xem qua một số dấu hiệu nhận biết ám ảnh sợ hãi:
- Tình huống: như máy bay, không gian kín hoặc đi học
- Thiên nhiên: như sợ bão hoặc sợ độ cao
- Động vật hoặc côn trùng: như chó hoặc nhện

- Sợ máu, tiêm chích hoặc chấn thương, chẳng hạn như kim tiêm, tai nạn hoặc thủ tục y tế
- Một số khác ví dụ như nghẹt thở, nôn ói, tiếng ồn hoặc chú hề
Ứng với mỗi nỗi sợ hãi sẽ có thuật ngữ riêng, những thuật ngữ thường gặp như là chứng sợ độ cao, sợ không gian kín.
Bất kể là nỗi sợ gì thì dấu hiệu luôn là:
Dấu hiệu 1: Lo lắng, sợ hãi
Lo âu là một dấu hiệu nhận biết ám ảnh sợ hãi thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt nếu bạn là người hay gặp căng thẳng. Cảm giác lo âu có thể gây ảnh hưởng tới các hoạt động sống hàng ngày và có thể gây nguy hiểm về lâu về dài. Lo âu là cảm giác căng thẳng, không thoải mái. Người có chứng lo âu thường hay sợ hãi, lo lắng về các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Lo âu khiến bạn có thể tránh các nơi hoặc các tình huống làm bạn cảm thấy lo lắng và nó có thể kéo dài trong nhiều năm.

Ngay lập tức cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi tiếp xúc hoặc thậm chí chỉ là nghĩ về sự vật, sự việc đó
Dấu hiệu 2: Không kiểm soát được nỗi sợ
Nhận thức được nỗi sợ là vô lý nhưng không thể kiểm soát được.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nhận thấy có nhiều người, chính họ cho phép sự sợ hãi chế ngự họ.

Thí dụ: Những nam nữ học sinh giả bệnh để trốn tránh một bài thi trong lớp. Họ không đến trường vì họ sợ. Họ không nói lên trong lớp vì họ sợ. Họ không nhận lỗi sai lầm vì họ sợ. Họ không dám nói “không”. Đôi khi vì họ sợ. Thái độ như thế cho phép sự sợ hãi chế ngự họ, và dẫn đến khả năng yếu kém và yếu kém hơn, để xử lý mối sợ hãi và những vấn đề cứ tiếp tục xảy ra, từ ngày này đến ngày khác.
Dấu hiệu 3: Các dấu hiệu lý tính
- Ra nhiều mồ hôi tay
- Đau thắt ngực, tăng nhịp tim, cảm giác hồi hộp đánh trống ngực.

- Thở nhanh
- Rối loạn tiêu hóa
Dấu hiệu 4: Dễ nhận thấy
- Tránh né hoặc chịu đựng nỗi sợ là dấu hiệu nhận biết ám ảnh sợ hãi
- Khó khăn hoạt động bình thường vì sợ
- Buồn nôn, chóng mặt hoặc ngất xỉu khi thấy máu hoặc tai nạn
- Với trẻ em, có thể biểu hiện cáu giận, khóc lóc, bám víu lấy ngươi nhà và từ chối lại gần thứ khiến trẻ sợ

Rối loạn ám ảnh sợ hãi không lây truyền từ người bệnh sang người lành. Những người trong cùng gia đình, cùng trải qua các sang chấn tâm lý nặng nề có xu hướng phải đối mặt với hội chứng ám ảnh sợ hãi.
Các đối tượng có nguy cơ mắc chứng Ám ảnh sợ hãi
- Tuổi tác: Chứng ám ảnh sợ hãi thường ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi. Ám ảnh sợ những sự vật cụ thể thường bắt đầu xuất hiện từ khi 10 tuổi, trong khi ám ảnh sợ nơi đông người thường xuất hiện trước 35 tuổi. Dấu hiệu nhận biết ám ảnh sợ hãi này rất đáng lưu tâm.
- Giới tính: nữ giới thường dễ gặp phải đấu hiệu nhận biết ám ảnh sợ hãi cụ thể hơn nam giới.

- Tiền sử gia đình: nếu có người thân bị chứng ám ảnh sợ hãi thì khả năng mắc chứng bệnh giống vậy cũng cao hơn. Giải thích cho điều này, nhiều nhà khoa học đưa ra các gia thuyết có thể hội chứng này là một chứng bệnh có tính di truyền hoặc do sự tập nhiễm xã hội, người bệnh từ nhỏ đã học theo các hành động và suy nghĩ của người thân trong gia đình nên có xu hướng sợ hãi ám ảnh cùng một sự vật, sự việc
- Tính cách cá nhân: những người có tính cách nhạy cảm, rụt rè,. Họ dễ bi quan trong cuộc sống là đối tượng có nguy cơ cao.
- Môi trường sống: các sang chấn tâm lý mà người bệnh gặp phải là yếu tố đưa đến chứng ám ảnh sợ hãi.
Xem thêm 4 Nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh sợ hãi
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD