Bệnh ám ảnh sợ hãi là gì? 04 Nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh sợ hãi bao gồm những nguyên nhân nào? Đó là những câu hỏi chúng ta luôn quan tâm và muốn tìm hiểu!
Bệnh ám ảnh sợ hãi là gì?
Ám ảnh sợ hãi là một rối loạn lo âu thường gặp. Người bệnh tỏ ra quá sợ hãi trước một sự vật hoặc sự việc bình thường và nỗi sợ hãi, lo lắng này kéo dài. Nó khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bị giảm sút nghiêm trọng.
[elementor-template id="263870"]


Khi mắc chứng bệnh này, ta sợ hãi quá mức trước các sự vật hoặc sự việc rất bình thường và gần như vô hại. Không giống như những lo lắng thoáng qua khi phát biểu trước đám đông hay làm bài kiểm tra. Những cơn lo lắng này thường kéo dài, gây ảnh hưởng lớn đến thể chất, tâm thần. Nó còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc, học tập.
Đây là một rối loạn lo âu thường gặp và không nhất thiết phải điều trị. Nhưng nếu bệnh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn thì một số liệu pháp tâm lý có thể có ích, giúp bệnh nhân vượt qua nỗi sợ hoàn toàn.
Cùng Medplus tìm hiểu 04 nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh sợ hãi này:
Nguyên nhân 1: Trải nghiệm tiêu cực
Thế nào là cảm xúc tiêu cực
Tức giận, thất vọng, sợ hãi còn gọi là “những cảm xúc tiêu cực”. Nó một phần của cảm xúc bản thân trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nhiều nỗi sợ là kết quả của một trải nghiệm tiêu cực, cuộc hoảng loạn tinh thần. Cảm xúc tiêu cục là nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh sợ hãi.


Cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?
Các cảm xúc tiêu cực thường làm cho ta cảm thấy nặng nề, khó chịu, đau đớn, tự ti. Các cảm xúc này nổi lên khi chúng ta gặp phải những sự việc, sự vật mà chúng ta không mong muốn, chúng ta ghét, hoặc khi không đạt được những điều mà ta ao ước, hay mất đi những điều chúng ta yêu thích.


Các cảm xúc tiêu cực này bám víu, đeo bám chúng ta rất mạnh. Đồng thời gây cho chúng ta nhiều sự đau đớn và khó chịu bên trong tâm trí . Chúng luôn thúc ép chúng ta phải hành động, làm gì đó để giảm đi sự đau đớn và khó chịu này.
Đồng thời các cảm xúc này cũng gây ra các ảo giác như mọi thứ sụp đổ. Tacảm thấy không có điều gì tốt cho chúng ta hết. Nếu bị các cảm xúc này chiếm giữ lâu này với cường độ cao, chúng ta sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm.
Nguyên nhân 2: Môi trường
- Sợ hãi một hoặc nhiều các tình huống xã hội thông thường nếu phải thực hiện ngoài môi trường gia đình. Ở đó, ta không có sự bảo trợ của người thân. Ám ảnh rằng mình sẽ làm các hành vi ngớ ngẩn để rồi phải xấu hổ vì nó. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh sợ hãi
- Việc thực hiện các tình huống xã hội là nguyên nhân gây ra sự sợ hãi mãnh liệt
- Chính người bệnh cũng ý thức được rằng sự sợ hãi của mình là quá mức


- Sự sợ hãi khiến người bệnh buộc phải tránh né hoặc nếu không tránh né thì phải chịu đựng nó. Họ cảm thấy rất đau khổ
- Hành vi tránh né, sự sợ hãi, hoặc cảm giác đau khổ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Xuất hiện nhiều trong xã hội, học tập hoặc khả năng lao động
Nguyên nhân 3: Di truyền
Nếu bố mẹ bị các ám ảnh và lo âu. Thì việc con cái dễ bị chứng ám ảnh sợ hãi, do di truyền hay do bắt chước hành vi. Đây ra một trong những nguyên nhân gây ra chứng ám ảnh sợ hãi ở trẻ.
Bố mẹ luôn lo âu về thành tích học của con cái. Từ đó, con cái cũng vô cùng căng thẳng về vấn đề học hành của mình. Trẻ sẽ sợ mỗi ngày đến lớp, ám ảnh khi lỡ bị phê bình, khiển trách hay điểm số không tốt.
Nguyên nhân 4: Chức năng não
Sự thay đổi chức năng não cũng có thể góp phần dẫn đến chứng ám ảnh sợ hãi.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Tuổi: Bệnh khởi phát lần đầu ở tuổi thơ ấu, thường là 10 tuổi, và có thể tái phát ở những năm sau đó của cuộc đời.
- Người thân: Nếu có người thân bị bệnh hoặc mắc chứng rối loạn lo âu khác, bạn cũng tăng nguy cơ mắc bệnh. Đây có thể là một xu hướng di truyền, hoặc trẻ em có thể vô tình học được thông qua quan sát gọi là bắt chước hành vi.
- Tính khí: Nguy cơ gia tăng trên những người quá nhạy cảm, bị ức chế tinh thần quá mức hoặc suy nghĩ quá tiêu cực.
- Trải nghiệm tiêu cực: Trải qua một sự kiện gây chấn động tinh thần, như bị mắc kẹt trong thang máy hoặc bị tấn công bởi thú vật, có thể khởi phát chứng ám ảnh sợ hãi .
- Nghe những thông tin hoặc trải nghiệm tiêu cực: chẳng hạn như tai nạn máy bay, cũng góp phần tăng nguy cơ mắc bệnh.
Xem thêm 10 phương pháp phòng tránh bệnh lao phổi
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD