Chấn thương hàm mặt thường gặp ở phần mềm vùng hàm mặt, nguyên nhân chủ yếu do tai nạn giao thông. Cùng Medplus tìm hiểu 04 nguyên nhân chấn thương hàm mặt.
Chấn thương hàm mặt là gì?
Chấn thương hàm mặt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, do nhiều nguyên nhân, cơ chế khác nhau. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu nhất là do tai nạn giao thông . Ở trẻ em, chấn thương hàm mặt có thể xảy ra do tai nạn sinh hoạt té ngã. Do các vật dụng, đồ chơi sắc nhọn, hay cũng có thể do bị vật nuôi tấn công. Người cao tuổi có thể bị té ngã do choáng. Hoặc liên quan đến các nguyên nhân toàn thân như tăng huyết áp, hạ đường huyết…
Chấn thương hàm mặt thường gặp ở phần mềm vùng hàm mặt. Mức độ chấn thương từ đơn giản đến phức tạp như: gãy xương ổ răng, gãy thân răng, chân răng. Có thể gãy xương gò má (gãy hàm gò má – cung tiếp ). Bên cạnh đó còn có thể gãy xương hàm dưới (vùng cằm, góc hàm, cành ngang, lồi cầu); gãy xương hàm trên…
Chấn thương vùng hàm mặt gặp ở mọi vùng miền từ thành thị đến nông thôn. Nhưng gặp nhiều ở vùng nông thôn, Lý do là họcchưa hiểu và chấp hành tốt luật lệ giao thông. Có thể do thiếu việc làm nên thanh niên hay tụ tập gây gổ đánh nhau. Số lượng bệnh nhân chấn thương vùng hàm mặt tăng cao vào những dịp học sinh phổ thông được nghỉ hè, nghỉ lễ, tết…
Cùng Medplus tìm hiểu 04 Nguyên nhân chấn thương hàm mặt:
Nguyên nhân 1: Tai nạn giao thông
Đlà nguyên nhân chủ yếu, trong đó do xe máy chiếm tỷ lệ cao nhất: 45,4%. Các tai nạn giao thông khác: 33,2% (xe ô tô, xe đạp…). Do phương tiện giao thông phát triển quá nhanh, cơ sở hạ tầng đường bộ phát triển chưa kịp với sự phát triển của phương tiện giao thông, ý thức chấp hành luật lệ giao thông đường bộ của người tham gia giao thông chưa tốt.
Nguyên nhân 2: Tai nạn lao động
chiếm 6,9%, các tai nạn xảy ra trong khi nạn nhân đang tham gia lao động sản xuất, do lao động chưa an toàn, trong lao động thủ công không chấp hành tốt nội quy lao động.
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động, kể cả trong thời gian nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tấm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, chuẩn bị và kết thúc công việc tại nơi làm việc
Nguyên nhân 3: Tai nạn sinh hoạt
chiếm 3,04%, do đánh nhau, ngã, bỏng, trẻ chơi súng cao su. Trẻ em vô cùng nghịch ngớm. Nhiều trò chơi của con trẻ có thể gây nguye hiểm cho những người khác. Ví dụ trẻ chơi súng cao su bắn chim. Nhưng không may, đạn vô tình trúng hàm mặt của người nào đó. Đây là nguyên nhân chấn thương hàm mặt cần chú ý.
Nguyên nhân 4: Do tai nạn khác
chiếm 11,18%, như tai nạn do thể dục thể thao, thú vật cắn, do hỏa khí…
Khi cùng chơi các hoạt động thể dục thể thao, rất dễ bị chấn thương hàm măt. Đây là một nguyên nhân chấn thương hàm mặt thường thấy. Do vô ý, thiếu chẩn thận, hàm mặt có thể bị chấn thương. Ví dụ như đá bóng và không máy trúng vào hàm mặt,…
Xem thêm Các biện pháp điều trị chấn thương hàm mặt
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD