Áp xe thận là căn bệnh nguy hiểm đến sức khỏe, nếu không chưa trị kịp thời có thể dẫn đến suy thận. Cùng medplus tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết áp xe thận để đến bác sĩ kịp thời.
Áp xe thận là bệnh gì?
Áp xe thận là ổ mủ quanh thận do có nhiễm trùng các mô mềm xung quanh thận hay nhiễm trùng mô thận ngoại vi. Đây là một bệnh phổ biến do những chấn thương và nhiễm trùng liên quan đến sỏi thận.
Áp xe thận bao gồm áp xe vi thể và áp xe đại thể, trong đó:
- Áp xe thận vi thể : nằm trong các mô thận. Đây là loại áp xe thận khá hiếm gặp và có thể dẫn đến suy thận
- Áp xe thận đại thể: là ổ mủ trong các mô thận. Áp xe thận có thể xảy ra sau viêm bể thận cấp tính và viêm bể thận gây co mạch và viêm thận.
Cùng Medplus tìm hiểu một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bênh nhân khi mắc áp xe thận:
Dấu hiệu 1: Sốt kèm ớn lạnh
Khi sốt cao, vùng dưới đồi báo hiệu là cơ thể đang tăng nhiệt độ cao hơn mức bình thường.
Nếu pyrogens đột nhiên biến mất khỏi dòng máu, như trường hợp bị sốt liên tục, vùng dưới đồi đột nhiên cảm nhận rằng mọi thứ quá nóng, và bảo cơ thể khởi động các cơ chế làm mát thông thường. Khi bị sốt, các thụ cảm thể nhiệt cảm nhận thấy thân nhiệt thấp, nên cảm thấy ớn lạnh. Run rẩy sẽ giúp tăng nhiệt, do mạch làm mất nhiệt.
Hơn nữa, khi sốt, các chất trung gian hóa học tác động lên hệ thần kinh giao cảm gây phản xạ giãn mạch, toát mồ hôi nên tạo cảm lạnh nóng lạnh. Lúc này, thấy cơ thể ớn lạnh, vùng dưới đồ lại “hiểu nhầm” là cơ thể đang bị lạnh nên lại đẩy thân nhiệt lên cao hơn nữa.
Dấu hiệu 2: Run rẩy không kiểm soát được
Một trong những loại phổ biến nhất của run là run vô căn, nghĩa là không biết nguyên nhân cụ thể nào gây ra tình trạng run. Có hai dạng run vô căn: dạng tiến triển và dạng không tiến triển. Không chỉ chân mà tay, lưỡi… cũng có thể bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu 3: Đổ mồ hôi quá nhiều
Thể thường gặp nhất của được gọi là tăng tiết mồ hôi khu trú nguyên phát. Đối với thể này, những dây thần kinh chịu trách nhiệm thông báo cho các tuyến mồ hôi trở nên tăng động, thậm chí khi chúng không được kích hoạt do hoạt động thể chất hoặc tăng nhiệt độ. Với căng thẳng và lo lắng, vấn đề này thậm chí còn nghiêm trọng. Thể tăng tiết mồ hôi này thường xảy ra trong lòng bàn tay và đôi khi ở mặt.
Dấu hiệu 4: Nước tiểu có máu
Tiểu máu gộp tạo ra nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc màu cola do sự hiện diện của các tế bào hồng cầu. Chỉ cần mất một ít máu là tạo ra nước tiểu màu đỏ và hiện tượng chảy máu thường không đau. Chỉ khi máu đông thành từng cục thì mới đau.
Nước tiểu có máu thường xảy ra mà không có dấu hiệu hoặc triệu chứng khác
Dấu hiệu 5: Hạ huyết áp
Trị số huyết áp thường bao gồm 2 thông số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (thể hiện trên máy đo huyết áp điện tử là số trên – huyết áp tâm thu và số dưới – huyết áp tâm trương). Với người bình thường huyết áp dao động quanh khoảng 120/80mmHg (120mmHg – huyết áp tâm thu ; 80mmHg huyết áp tâm trương). Được coi là hạ huyết áp khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60 mmHg đo được khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi.
Khi bị hạ huyết áp bất thường, ta nên nghĩ đây là dấu hiệu nhận biết áp xe thận.
Dấu hiệu 6: Một số dấu hiệu nhận biết áp xe thận ít gặp hơn
- Sụt cân
- Khó chịu
Cứ 10,000 người thì có khoảng từ 1 đến 10 người mắc bệnh áp xe thận. Nam giới và nữ giới có nguy cơ mắc bệnh như nhau. Tuy nhiên, bệnh nhân bị bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh rất cao, chiếm 1/3 các ca áp xe thận.
Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh áp xe thận?
- Tiểu đường;
- Mang thai;
- Bệnh nhân cao tuổi: từ 65 tuổi trở lên;
- Bênh hồng cầu hình liềm
- Bệnh tự miễn.
Áp xe thận là bệnh có nguy hiểm đối với sức khỏe, nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận. Vì vậy, chúng ta cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết áp xe phổi để đến bác sĩ kịp thời.
Xem thêm 06 nguyên nhân dẫn đến áp xe thận
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp WebMD