Suy giãn tĩnh mạch dưới còn được gọi là suy giãn tĩnh mạch chân. Suy giãn tĩnh mạch chi dưới gây ra những biến chứng nặng nề đến sức khỏe người bệnh. Dưới đây là những biện pháp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Phương pháp 1: Kiểm soát cân nặng phòng giãn tĩnh mạch dưới
Béo phì là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh. Bởi lúc đó đôi chân sẽ phải gánh một áp lực rất lớn, sẽ làm ảnh hưởng đến sự lưu thông của máu. Vì vậy kiểm soát cân nặng trong mức cho phép là một cách hữu hiệu để phòng bệnh.
Chúng ta nên có một chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập khoa học, lành mạnh.
Phương pháp 2: Ngồi đúng tư thế phòng giãn tĩnh mạch dưới
Điều chỉnh tư thế ngồi cũng rất quan trọng. Động tác bắt chéo chân sẽ tạo nhiều áp lực lên đùi, xương chậu, gây cản trở cho việc lưu thông máu. Từ đó mà chân dễ bị tê, mỏi, hình thành tình trạng da sần vỏ cam. Lâu dần sẽ dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Bên cạnh đó, ngồi lâu một chỗ cũng cản trở việc lưu thông máu đến chân. Dần gây nên bệnh.
Đặc biệt là đối với dân văn phòng thì càng cần chú ý. Để phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới nên thường xuyên cử động chân khi ngồi. Thỉnh thoảng có thể đứng lên đi lại để cho máu được lưu thông.
Phương pháp 3: Tập thể dục thể thao thường xuyên tăng đề kháng
Luyện tập thể dục thể thao điều độ, đúng cách luôn tốt cho sức khỏe.
Những môn thể thao phù hợp để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới :
- Đạp xe.
- Bơi lội.
- Đi bộ.
- Khiêu vũ.
Những bộ môn này giúp phần chân hoạt động nhiều hơn, cải thiện lưu thông máu ở chân, phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Chúng còn giúp cơ thể cường tráng, khỏe mạnh, dẻo dai. Giúp phòng ngừa các bệnh tật khác.
Ngoài ra các bài tập thon chân và yoga cũng giúp phòng ngừa bệnh này hiệu quả.
Phương pháp 4: Hạn chế đi giày cao gót và mặc quần bó chật
Giày cao gót cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh. Mang giày cao gót thường xuyên sẽ tạo áp lực lên vùng gót chân, khiến tĩnh mạch ở đây tổn thương, làm cho việc lưu thông máu trở nên khó khăn. Vì vậy, thay vì mang giày cao gót thì nên thay bằng giày gót thấp hoặc dép đế mềm.
Việc mặc quần quá chật hoặc bó sát cũng làm máu khó lưu thông. Dễ bị tắc nghẽn ở phần chân. Chúng ta nên chọn trang phục thoải mái, rộng rãi.
Phương pháp 5: Giảm thời gian đứng phòng giãn tĩnh mạch dưới
Giống như ngồi, việc đứng quá lâu một thời gian dài và thường xuyên cũng gây nên bệnh.. Khi đứng, áp lực của toàn bộ cơ thể sẽ dồn lên đôi chân, gây sức ép lên các dây thần kinh.
Để phòng ngừa bệnh
- Cố gắng tránh đứng quá lâu.
- Thỉnh thoảng hãy ngồi xuống để đôi chân được thư giãn.
- Cử động chân khi đứng để máu được lưu thông tốt hơn.
Phương pháp 6: Gác chân cao khi ngủ
Việc đặt một chiếc gối dưới chân trong khi ngủ là một phương pháp hữu hiệu để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Tư thế này sẽ giúp máu
- Lưu thông dễ dàng hơn.
- không bị tắc nghẽn lại trong lúc ngủ.
- Đồng thời còn giúp giảm áp lực lên đôi chân.
Phương pháp 7: Đi tất đặc biệt
Mang tất chun sẽ giúp phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả.
Chúng sẽ giúp đôi chân cảm thấy
- Dễ chịu.
- Giảm bớt áp lực.
- Lưu thông máu dễ dàng hơn.
Phương pháp 8: Cẩn thận với thuốc tránh thai
Trong thuốc tránh thai chứa hàm lượng estrogen cao. Các nghiên cứu cho thấy, estrogen với hàm lượng cao có thể làm thay đổi lưu thông máu, góp phần làm phát triển bệnh suy giãn tĩnh mạch. Vì vậy, các bạn nữ không nên lạm dụng thuốc tránh thai.
Phương pháp 9: Ngưng hút thuốc, hạn chế uống rượu phòng giãn tĩnh mạch dưới
Thuốc lá và thức uống có cồn gây tổn hại rất lớn đến thành tĩnh mạch. Nên chấm dứt việc sử dụng thuốc lá và hạn chế uống rượu.
Phương pháp 10: Chú ý tới các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng khác
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học là cần thiết để cơ thể được khỏe mạnh. Để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới nên cung cấp đầy đủ chất chống oxy hóa trong chế độ ăn uống. Chất này sẽ giúp duy trì hệ tĩnh mạch khỏe mạnh. Những trái cây họ cam quýt như bưởi, cam,… là lựa chọn thích hợp. Chúng chứa nhiều hesperidin, rutin, và diosmin giúp hạn chế tình trạng suy tĩnh mạch bằng cách tăng cường sức khỏe của tĩnh mạch.
Xem thêm Nguyên nhân và biến chứng bệnh giãn tĩnh mạch dưới
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp NHS