Cùng Medplus tìm hiểu về 11 cách thường dùng để ngăn ngừa bệnh tiểu đường bạn đọc nhé!
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như mù lòa, suy thận, bệnh tim và nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
Trước khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc tiểu đường, có một khoảng thời gian đường huyết của bệnh nhân ở mức cao, nhưng chưa đạt đến giới hạn để bị chẩn đoán mắc tiểu đường. Các bác sĩ gọi giai đoạn này là giai đoạn tiền tiểu đường. Ước tính có tới 70% bệnh nhân mắc tiền tiểu đường sẽ bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
2. Các cách phòng bệnh tiểu đường phổ biến
Cắt đường và carb trong chế độ ăn
Chế độ ăn có các thực phẩm nhiều đường và carb đã qua chế biến có thể đẩy nhanh tiến triển bệnh ở những người đã mắc tiền tiểu đường. Cơ thể nhanh chóng chuyển hóa các loại thực phẩm này thành các phân tử đường nhỏ và hấp thụ vào máu. Sự tăng hàm lượng đường trong máu sẽ kích thích tuyến tụy sản xuất insulin – một loại hormone giúp kiểm soát lượng đường.
Ở những người bị tiền tiểu-đường, các tế bào của cơ thể kháng insulin nên lượng đường trong máu những bệnh nhân này vẫn ở mức cao. Khi này, tuyến tụy sẽ sản xuất nhiều insulin hơn để hạ thấp lượng đường trong máu xuống mức bình thường. Qua thời gian, quá trình này dẫn tới hệ quả là lượng đường và insulin đều ở mức cao và cuối cùng bệnh sẽ tiến triển qua giai đoạn bệnh tuýp 2.
Ăn low-carb
Thực hiện chế độ low-carb là cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Mặc dù nhiều chế độ ăn khác có thể giúp bạn giảm cân, nhưng chế độ low-carb được chứng minh là giúp giảm đường huyết và insulin, tăng độ nhạy với insulin của tế bào và giảm các nguy cơ mắc tiểu đường khác.
Nếu bạn giảm thiểu lượng carb mình tiêu thụ, lượng đường trong máu của bạn sẽ không tăng nhiều sau khi ăn. Nhờ vậy, cơ thể sẽ cần tới insulin hơn để duy trì đường huyết ở mức ổn định và lành mạnh.
Bằng phần ăn nhỏ
Một nghiên cứu kéo dài hai năm ở những người đàn ông bị tiền tiểu đường cho thấy những người giảm khẩu phần ăn và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh có nguy cơ mắc tiểu đường thấp hơn 46% so với những người không hề thay đổi lối sống và chế độ dinh dưỡng.
Bằng thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ có thể được chia thành hai dạng:
- Chất xơ hòa tan: Trong hệ tiêu hóa, chất xơ hòa tan và nước kết hợp tạo thành dạng gel. Gel này giúp giảm lượng thức ăn được hấp thụ giúp đường máu không tăng quá nhanh.
- Chất xơ không hòa tan: Chất xơ không hòa tan có thể giúp hạ đường huyết và phòng bệnh tiểu đường.
Phần lớn các loại thức ăn không qua chế biến có nguồn gốc thực vật chứa chất xơ
Giảm thiểu thức ăn chế biến sẵn
Một bước cần thiết để cải thiện sức khỏe là giảm thiểu mức tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn vì chúng gây ra nhiều vấn đề sức khỏe bao gồm bệnh tim, béo phì và tiểu đường.
Nước lọc
Uống đủ nước mỗi ngày các cách phòng tránh bệnh dễ dàng áp dụng. Việc uống đủ nước sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc sử dụng các loại đồ uống chứa nhiều đường, chất bảo quản và các thành phần gây tiểu đường khác.
Bằng cà phê hoặc trà
Bạn cũng có thể áp dụng cách phòng tránh bằng cách uống trà và cà phê.
Mặc dù nước nên là thức uống chính của bạn, nghiên cứu cho thấy rằng uống cà phê hoặc trà có thể giúp bạn tránh mắc bệnh.
Cà phê và trà có chứa các chất chống oxy hóa được gọi là polyphenol có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trà xanh có chứa một hợp chất chống oxy hóa độc đáo gọi là epigallocatechin gallate (EGCG) đã được chứng minh là làm giảm lượng đường trong máu và tăng độ nhạy insulin.
Tập thể dục
Tập thể dục mỗi ngày cũng là cách phòng bệnh hiệu quả.
Tập thể dục giúp các tế bào của cơ thể nhạy cảm hơn với insulin và cơ thể sẽ cần ít insulin hơn để điều chỉnh lượng đường trong máu ở mức độ hợp lý. Hơn nữa, việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp cải thiện tác dụng và chức năng của insulin nếu bệnh nhân đốt hơn 2.000 calo mỗi tuần.
Các bài tập như aerobic, tập thể hình cường độ cao và rèn luyện cơ bắp được chứng minh là có khả năng giảm kháng insulin và đường huyết ở bệnh nhân quá cân, béo phì và tiền tiểu đường. Bạn hãy chọn những hình thức tập luyện mình thích, có thể thực hiện thường xuyên và lâu dài để phòng bệnh tiểu đường.
Năng động hơn
Thay đổi lối sống thụ động không hề khó. Bạn có thể làm những việc đơn giản như đứng lên, ra khỏi bàn và đi bộ trong vài phút mỗi giờ. Bạn cũng nên đặt ra mục tiêu thực tế, ví dụ như đứng lên khi nói chuyện trên điện thoại hoặc đi cầu thang thay vì đi thang máy.
Giảm cân
Giảm cân và giữ cân nặng phù hợp là cách phòng bệnh tiểu đường được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyến nghị.
Phần lớn những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 là những người thừa cân hoặc béo phì. Hơn nữa, những người bị tiền tiểu đường có xu hướng tích mỡ thừa ở vùng bụng xung quanh những cơ quan nội tạng như gan. Chất béo này được gọi là chất béo nội tạng. Chất béo nội tạng dư thừa thúc đẩy tình trạng viêm và kháng insulin, làm tăng đáng kể nguy cơ mắc tiểu đường.
Chỉ cần giảm một ký cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng càng giảm cân nhiều thì lợi ích đối với phòng ngừa tiểu đường càng lớn.
Có nhiều lựa chọn lành mạnh để giảm cân như chế độ ăn ít tinh bột, chế độ ăn Địa Trung Hải, paleo và ăn chay. Tuy nhiên, bạn hãy chọn chế độ ăn bạn có thể gắn bó lâu dài để giúp bạn duy trì việc giảm cân.
Bỏ thuốc lá
Bỏ hút thuốc cũng là cách ngừa tiểu đường bạn cần áp dụng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hút thuốc gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, ung thư phổi, vú, tuyến tiền liệt và đường tiêu hóa.
Một nghiên cứu trên những nam bệnh nhân tiểu đường cũng chỉ ra sau khi bỏ thuốc 5 năm, nguy cơ mắc tiểu đường của những người này giảm 13% và sau 20 năm, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của họ tương đương với những người chưa từng hút thuốc.
Tìm hiểu từ nguồn: Verywell Health
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin hữu ích về bệnh tiểu đường , hy vọng bài đọc sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao tầm hiểu biết mà hạnh phúc hơn.
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp một số thông tin liên quan :