Cùng với Medplus tìm hiểu về bệnh mù mắt để ngăn ngừa những rủi ro không mong đợi bạn nhé!
1. Bệnh mù mắt là gì ?
Mù mắt là tình trạng mất thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt. Người bệnh có thể thấy mờ dần dần hoặc đột ngột mất thị lực không nhìn thấy gì, tình trạng này có thể thoáng qua hoặc mù vĩnh viễn không hồi phục.
Mù mắt có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả trẻ sơ sinh (mù mắt bẩm sinh) và không phân biệt giới tính, nam giới và nữ giới đều có nguy cơ bị mù mắt.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh mù mắt ?
Theo ước tính của WHO, các nguyên nhân gây mù phổ biến nhất (không tính tật khúc xạ) trên toàn thế giới năm 2002 là:
- Đục thủy tinh thể (47,9%),
- Tăng nhãn áp (12,3%),
- Thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi (8,7%),
- Mờ giác mạc (5,1%), và
- Bệnh võng mạc tiểu đường (4,8%),
- Mù bẩm sinh(3,9%),
- Đau mắt hột (3,6%)
- Onchocerciasis (0,8%)
3. Triệu chứng cảnh báo bệnh mù mắt là gì ?
Có đốm đen
Nằm phía sau nhãn cầu, dịch thủy tinh là chất lỏng trong suốt liên kết với nhau tạo thành một lớp màng giống lòng trắng trứng,càng về già, lớp màng này càng trở nên loãng và có xu hướng mất ổn định.Chúng sẽ gây cản trở tầm nhìn khi làm xuất hiện các đốm đen hoặc mạng nhện. Tình trạng này hoàn toàn vô hại nếu chỉ xuất hiện 1-2 lần.
Tuy nhiên, nếu chúng xảy ra thường xuyên và tăng dần mức độ nghiêm trọng, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Đây có thể là dấu hiệu bong võng mạc hoặc rách thành mạch máu trong mắt. Nếu không điều trị kịp thời tình trạng này sẽ dẫn tới mù lòa.
Dựa vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp, các bác sĩ có thể sử dụng laser, tiêm thuốc hoặc tiến hành phẫu thuật để đưa võng mạc về vị trí ban đầu.
Các đốm trắng trên giác mạc
Đây là hiện tượng khá phổ biến ở những người thường xuyên mang kính áp tròng, nó cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng giác mạc. Ngay cả những thương tích nhỏ do đeo hay tháo kính áp tròng có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng, loét góc mắt.
Các chuyên gia khuyến cáo những người đeo kính áp tròng nên chú ý tuổi thọ kính, thay và vệ sinh kính hàng ngày.
Đau mắt
Trong số các bệnh viêm mắt, viêm bờ mi là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ngứa rát và đau mắt. Bệnh bắt nguồn từ các vi khuẩn sống xung quanh chân lông mí mắt và vùng da gần mắt. Tuy nhiên, mọi người không cần lo lắng vì viêm bờ mi có thể dễ dàng điều trị bằng việc vệ sinh mắt thường xuyên.
Ngoài ra, viêm tuyến lệ cũng là nguyên nhân khác có thể gây kích ứng, sưng đỏ mắt, các bác sĩ thường tiến hành phẫu thuật nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng.
Viêm giác mạc ánh nắng thường xảy ra vào mùa hè khi mắt tiếp xúc trực tiếp với tia UV hoặc nguồn sáng nhân tạo. Tình trạng sức khỏe này còn có tên là “lóa tuyết” khi ánh sáng mặt trời phản chiếu từ cát, nước và tuyết tác động xấu tới mắt.
Dù hiện tượng này thường tự biến mất, các bác sĩ có thể kê thuốc nhỏ mắt nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Mắt đỏ
Nguyên nhân của mắt đỏ có thể là do ngủ không đủ giấc, làm việc thêm giờ hoặc tiếp xúc với nắng gió. Nếu bị mắt đỏ thường xuyên mà không có lý do đặc biệt, nó có thể là biểu hiện của các bệnh như tăng nhãn áp, tiểu đường.
Nhìn thấy những đốm không màu trước mắt
Nếu bạn nhìn thấy những đốm không màu trước mắt thường xuyên, rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị rách võng mạc.
Xuất hiện một điểm màu vàng ở gần mống mắt
Ở một số trường hợp xuất hiện một điểm màu vàng trên mống mắt, đây được gọi là u mỡ mí mắt – một loại u lành, không ảnh hưởng đến thị lực. Đây là dấu hiệu lão hóa màng kết và thường gặp ở người già.
Ngoài ra, tia cực tím cũng là nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là ở những người thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nước mắt chảy giàn dụa
Nghe có vẻ nghịch lý nhưng chảy nước mắt giàn dụa liên túc có thể là dấu hiệu của khô mắt. Hiện tượng này phổ biến ở những người thường xuyên ngồi lâu trước máy tính hay tivi.
Bên cạnh đó, nếu bạn cảm thấy khó nhắm một mắt và nước mắt chảy không kiểm soát thì có thể đó là triệu chứng của liệt dây thần kinh kiểm soát cơ mặt, một biến chứng sau khi nhiễm virus.
Mờ mắt
Cận thị không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn mờ mắt. Đây còn có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Nếu mờ mắt đi kèm với chói mắt, bạn có thể bị đục thủy tinh thể.
Vàng mắt
Vàng mắt thường xuyên có thể là do sự suy giảm chức năng gan và ông mật. Đây cũng là dấu hiệu chính của bệnh viêm gan.
Xuất hiện vệt máu trong mắt
Hiện tượng chảy máu võng mạc là một trong những manh mối sớm nhất của bệnh tiểu đường tuýp 2. Khi lượng đường tích tụ trong máu quá cao, mạch máu bị chặn lại, sưng lên khiến những mạch máu nhỏ ở võng mạc bị vỡ ra, gây chảy máu. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời dễ dẫn đến suy giảm thị lực, thậm chí có thể gây mù mắt.
Mắt khô
Tình trạng mắt khô có thể gây ngứa, khó chịu. Việc dụi mắt có thể làm tổn thương đến vùng da xung quanh mắt, làm sụp mí mắt và gây ra nếp nhăn. Nguyên nhân thường gặp của khô mắt là do dị ứng theo mùa. Nếu mắt khô đi kèm với nhạy cảm với ánh sáng, bạn có thể đang mắc hội chứng Sjogren – một dạng rối loạn miễn dịch hiếm gặp.
Khi gặp những dấu hiệu trên xuất hiện nên ngay lập tức đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa để bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh
4. Chữa trị bệnh mù mắt như thế nào ?
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mù mắt mà áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.
- Dùng thuốc: aspirin hoặc thuốc chống đông để phòng ngừa huyết khối.
- Phẫu thuật loại bỏ tắc nghẽn trong trường hợp tắc mạch máu bằng phương pháp bơm bóng đặt mạch máu nhân tạo dạng lưới.
- Phương pháp điều trị đục thủy tinh thể:
- Đối với đục thủy tinh thể giai đoạn sớm, có thể cho người bệnh đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Nếu những biện pháp này không có tác dụng thì chỉ có phẫu thuật lấy thủy tinh thể là cách điều trị hiệu quả nhất.
Hiện nay phẫu thuật lấy thủy tinh thể là một trong những phẫu thuật phổ biến nhất của chuyên khoa mắt và là một trong những phẫu thuật an toàn nhất và cho kết quả rất tốt.
Chủ yếu có hai cách lấy thủy tinh thể. Bác sĩ sẽ giải thích cụ thể và giúp bệnh nhân quyết định cách tốt nhất:
- Phương pháp nhũ tương hóa thủy tinh thể (hay còn gọi là phương pháp phaco):
- Bác sĩ sẽ tạo một đường rạch nhỏ ở một bên giác mạc, sau đó đưa một thiết bị nhỏ vào mắt. Thiết bị này phát ra sóng có tần số siêu âm làm thủy tinh thể mềm nhuyễn, sau đó được hút hoàn toàn ra ngoài.
- Phương pháp lấy thủy tinh thể ngoài bao:
- Bác sĩ sẽ tạo một đường rạch dài hơn ở một phía giác mạc và lấy phần nhân cứng thủy tinh thể ra, sau đó đặt một kính nội nhãn thay vào vị trí của thủy tinh thể. Kính nội nhãn là một thấu kính nhân tạo trong suốt, sẽ là một phần của mắt bệnh nhân suốt đời, giúp bệnh nhân cải thiện thị lực.
- Điều trị trẻ bị glaucoma:
- Phẫu thuật giải áp
- Sau mổ, tiếp tục điều trị nội khoa bằng thuốc uống và thuốc nhỏ mắt
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn để được đo nhãn áp, kiểm tra thị lực và soi đáy mắt
- Điều trị trẻ bị bệnh võng mạc ở trẻ sinh non:
Tùy theo tình trạng bệnh bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất, bên cạnh đó cần coi chừng các biến chứng như lé, cận thị nặng, tăng nhãn áp, bong võng mạc.
Như vậy, Medplus đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Những dấu hiệu quan trọng cảnh báo mù mắt , hy vọng bài đọc sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để nâng cao chất lượng cuộc sống hơn.
Tìm hiểu từ nguồn : wikipedia
Bên cạnh đó, medplus cũng giới thiệu với bạn đọc một số căn bệnh:
- 4 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
- BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
- CÂM ĐIẾC BẨM SINH Ở TRẺ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
- XUẤT HUYẾT NÃO: NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG