Có rất nhiều dấu hiệu để mẹ bầu nhận biết mình đã có thai. Nhưng nếu thấy những dấu hiệu dưới đây thì có khả năng cao đã mang thai đôi hoặc đa thai. Việc phát hiện sớm giúp bạn biết cách chăm sóc bản thân và em bé trong bụng một cách tốt nhất trong quá trình mang thai đôi.
1. Dấu hiệu mang thai đôi thường gặp nhất là nghén nặng
Nồng độ hCG cao dẫn đến tình trạng ốm nghén vào hai tuần đầu tiên của thai kỳ. Trong một số trường hợp, mẹ có thể trải qua tình trạng nghén nặng vào mỗi buổi sáng. Không những vậy, tình trạng nghén ở các mẹ mang nhiều hơn một thai còn có thể kéo dài lâu hơn thông thường.
2. Gặp các vấn đề về tiêu hóa khi mang thai đôi
Tình trạng này cũng khá phổ biến ở các trường hợp mang thai bình thường. Tuy nhiên, khi mang song thai, tử cung lớn sẽ gây nhiều áp lực lên hệ tiêu hóa, khiến các bệnh về tiêu hóa trở nên nghiêm trọng.
3. Đau lưng khi mang thai đôi
Khi mang thai đôi tử cung to hơn nhiều so với mang thai bình thường chắc chắn cũng gây nhiều áp lực lên lưng, khiến lưng bạn cảm thấy cực kỳ đau nhức.
4. Mất ngủ quá trình mang thai đôi
Trong thời gian mang thai, có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ như: khó chịu, tư thế không phù hợp, đau nhức, khó thở…
5. Đau vú
Đây là một triệu chứng thường thấy trong khoảng từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 7.
Quầng vú và xung quanh núm vú có thể sẫm màu hơn so với bình thường.
6. Đi tiểu thường xuyên trong quá trình mang thai đôi
Trong giai đoạn sau của thai kỳ, tử cung to ra sẽ làm tăng áp lực lên bàng quang. Điều này khiến bà bầu có nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn.
7. Đau bụng dưới là dấu hiệu mang thai đôi
Đây là triệu chứng thường gặp khi mang thai, nhưng nếu mang thai đôi, bạn có thể sẽ cảm thấy khó chịu hơn gấp nhiều lần.
8. Tâm trạng thay đổi thất thường khi mang thai đôi
Không ngủ, cảm giác kiệt sức là những gì mà họ trải qua trong những tháng đầu mang thai, bởi cơ thể phải làm việc ngày đêm để nuôi dưỡng các bào thai.
Với những mẹ bầu mang thai đôi, tâm trạng sẽ thay đổi thất thường do hormone hoạt động tích cực để giúp cơ thể đáp ứng yêu cầu phát triển của em bé. Mẹ bầu sẽ gặp điều này kể từ tuần thứ 7 của thai kỳ.
Mang thai đôi cũng khiến bạn dễ bị căng thẳng, áp lực cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo nghiên cứu, có đến 1/3 các bà mẹ mang thai đôi bị trầm cảm.
9. Khó thở
Tình trạng này dễ gặp phải nếu bạn mang thai cặp song sinh cùng trứng. Nguyên nhân là do lượng dịch ối tích tụ nhiều khiến không gian trong bụng bị chèn ép và đè lên các cơ quan khác như phổi, dẫn đến khó thở. Mặc dù đây là triệu chứng thường gặp khi mang thai nhưng phụ nữ mang thai đôi thường có nguy cơ mắc phải cao hơn.
10. Tăng cân nhanh dấu hiệu dễ nhận biết nhất của mang thai đôi
Khi mang thai cặp song sinh, mẹ bầu có thể tăng cân nhanh hơn so với mang thai đơn. Nếu nhận thấy cân nặng cơ thể nhanh chóng thay đổi ngay từ khi mang bầu, có thể mẹ đã mang bầu song thai. Sự tăng cân bất thường này không chỉ do trọng lượng của 2 bé mà còn bởi cơ thể mẹ còn phải sản sinh thêm số lượng, khối lượng mô, chất lỏng và máu để nuôi dưỡng đến 2 mầm sống trong bụng mình.
11. Cảm thấy cử động thai sớm và nhiều
Cảm giác thai nhi cử động trong bụng diễn ra từ rất sớm và mức độ thường xuyên hơn bình thường khi mang thai đôi. Đây là dấu hiệu mang thai đôi mẹ bầu dễ nhận biết.
12. Nồng độ HCG cao hơn trong quá trình mang thai đôi
HCG là hormone giúp nhận biết bạn có mang thai hay không. Sau khi thụ thai khoảng 10 ngày, nồng độ HCG trong máu và nước tiểu của mẹ sẽ cao hơn thông thường. Đặc biệt, nếu mẹ mang bầu đôi hoặc đa thai thì nồng độ hormone này có thể cao “vọt lên”.
13. Nhịp tim tăng vọt
Tim của bạn phải làm việc vất vả hơn bình thường để cung cấp đủ lượng máu cho các bé. Bạn sẽ nhận ra rằng không chỉ nhịp tim của mình tăng lên mà nhịp đập cũng mạnh mẽ hơn.
14. Lịch sử gia đình hoặc trực giác của bạn
Thông thường, tình trạng mang thai đôi hay đa thai có thể lặp lại trong gia đình. Nếu gia đình bạn có “truyền thống” sinh đôi, rất có thể bạn cũng sẽ như vậy.
Ngoài ra, một số phụ nữ có linh cảm rằng mình mang thai không phải 1 em bé. Điều này khó giải thích nhưng cũng có thể gặp ở một số mẹ bầu. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy có “một nhà trẻ” trong bụng thì rất có thể đó là sự thật. Hãy tin vào sự nhạy bén của giác quan thứ sáu – một món quà dành cho phụ nữ nhé.
Các biến chứng nguy hiểm khi mang thai đôi
Sinh non
Hầu hết, mẹ mang thai sinh đôi thường sẽ sinh non. Mẹ sẽ sinh ở tầm khoảng 35-36 tuần thai.
Cân nặng cặp song sinh
Cân nặng của các bé song sinh thường nhỏ hơn so với các bé bình thường. Do có hai thai phát triển trong cùng một không gian.
Tiền sản giật
Khi mang thai, đặc biệt làm mang thai đôi, mẹ cần có bác sĩ theo dõi trong suốt quá trình mang thai. Trong thường hợp cơ thể mẹ giữ nước và chất đạm qua nước tiểu là dấu hiệu của tiền sản giật. Mẹ cần báo ngay cho bác sĩ nếu có những dấu hiệu khác thường trên
Đái tháo đường thai kỳ
Trong quá trình mang thai, hormone ở nhau thai sẽ làm rối loạn sản xuất insulin. Đó là nguyên nhân của biến chứng đái tháo đường thai kỳ. Triệu chứng bệnh đái tháo đường thai kỳ thường: khát nước, đi tiểu nhiều, nước tiểu có kiến bâu, vùng kín bị nấm.
Nhằm ngăn ngừa tình trạng trên, mẹ bầu nên lưu ý chế độ ăn uống để duy trì lượng đường. Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều các chất béo bão hòa, ngọt. Ngoài ra, mẹ cũng nên vận động cơ thể nhằm giúp cơ thể dễ dàng dung nạp glucose, đẩy lùi đái tháo đường.
So với mang thai thường, những rủi ro biến chứng khi mang thai đôi thường cao hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng và căng thẳng. Vì nếu mẹ theo dõi thường xuyên, các biến chứng sẽ nhẹ nhàng hơn và nằm trong tầm suất của mẹ
Những lưu ý khi mang thai đôi
Theo dõi sức khoẻ
Khi mang thai đôi, mẹ cần được chăm sóc và theo dõi sức khoẻ thường xuyên.
Tư vấn về dinh dưỡng
Mẹ mang thai đôi cần lưu ý một cách cẩn trọng về dinh dưỡng. Mẹ cần được các chuyên gia hướng dẫn, tư vấn về vấn đề dinh dưỡng.
Thời gian nghỉ ngơi
Mẹ mang thai đôi nên nghỉ ngơi thường xuyên để tái tạo năng lượng, giúp cho việc chăm sóc hai đôi được tốt hơn.
Siêu âm
Khi mang thai đôi, mẹ cần siêu âm thường xuyên hơn so với mang thai bình thường
Xem thêm các bài viết này để có thông tin về sức khoẻ mang thai nhé mẹ
- Nhận diện 17 Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên chính xác nhất
- Sữa organic _ Mẹ bầu có nên uống hay không?
- Top 10 món ăn tốt cho bà bầu 3 tháng đầu
- Top 10 loại hạt dinh dưỡng cho bà bầu trong 40 tuần thai
- Top 10 đồ ăn vặt cho bà bầu tốt cho thai nhi
Nguồn: Tổng hợp
Nguồn tham khảo: NHS
Đừng quên ghé MedPlus.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức tổng hợp mỗi ngày nhé!