Dị ứng hải sản có vỏ là bệnh gì?
Dị ứng hải sản có vỏ là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch trong cơ thể đối với protein có trong một số loài hải sản nhất định.Các loại hải sản có vỏ đóng vai trò là tác nhân gây dị ứng bao gồm tôm, cua, hàu, tôm hùm, mực, bạch tuộc và sò điệp.
Một số trường hợp bị dị ứng hải sản có vỏ phản ứng với tất cả các loại hải sản có vỏ. Trong khi có những người chỉ phản ứng với một số loại nhất định. Các triệu chứng có thể từ nhẹ (như phát ban hay nghẹt mũi) cho đến những triệu chứng nặng (như tiêu chảy).
Mức độ dị ứng hải sản ở mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Ở các trường hợp bị dị ứng nhẹ, triệu chứng có thể bùng phát đột ngột và giảm nhanh chỉ sau vài giờ. Tuy nhiên một số ít người có thể dị ứng nghiêm trọng. Dẫn đến sốc phản vệ và đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Hải sản có vỏ là một trong những chất gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất. Đây cũng là một trong những loại dị ứng nguy hiểm nhất. Góp phần làm tăng số lượng người nhập viện cấp cứu do dị ứng thức ăn cao hơn với các loại dị ứng khác.
Nguyên nhân gây dị ứng hải sản có vỏ
Tất cả các loại dị ứng thức ăn nói chung và dị ứng hải sản có vỏ nói riêng đều gây ra bởi hệ thống miễn dịch phản ứng thái quá với tác nhân gây dị ứng. Cụ thể trong lần đầu tiên tiếp xúc, hệ miễn dịch đã nhận diện một loại protein của hải sản có vỏ là “có hại”. Dẫn đến việc hệ miễn dịch phát tín hiệu, sản sinh ra các kháng thể chống lại protein đó (đóng vai trò là kháng nguyên gây dị ứng). Một số nguyên nhân chính gây ra dị ứng hải sản, bao gồm:
Giải phóng các histamin tự do
Đối với những người có các phản ứng dị ứng với hải sản thường bị thiếu hụt các chất kháng histamin tự do. Khi ăn những loại hải sản có vỏ chứa hàm lượng histamine cao như bạch tuộc, tôm, mực,…các histamine này sẽ được giải phóng. Từ đó dẫn tới tình trạng bị dị ứng.
Phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể
Các loại hải sản thường chứa hàm lượng protein bổ dưỡng cao. Tuy nhiên cũng có một số protein có hại cho cơ thể và chúng trở thành những kháng nguyên thực thụ. Kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến xảy ra các triệu chứng điển hình của dị ứng.
Đối tượng có nguy cơ dị ứng hải sản có vỏ
Không phải ai cũng bị dị ứng sau khi ăn hải sản. Theo các chuyên gia da liễu, tình trạng này thường xảy ra ở những đối tượng sau:
- Người có cơ địa nhạy cảm
- Trẻ nhỏ
- Những người có tiền sử gia đình bị dị ứng hải sản.
- Người cao tuổi
- Người mắc một trong các bệnh dị ứng như: bệnh suyễn, chàm, phát ban, viêm mũi xoang dị ứng, viêm da cơ địa…
Dị ứng hải sản có vỏ có nguy hiểm không?
Hầu hết các trường hợp bị dị ứng hải sản chỉ bị nổi mề đay, ngứa da và ngứa cổ họng nhẹ. Các triệu chứng này có thể thuyên giảm sau vài giờ đến vài ngày. Tuy nhiên trong một số trường hợp, dị ứng hải sản có thể dẫn đến sốc phản vệ và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Ngoài ra, tình trạng dị ứng sau khi ăn hải sản cũng có thể làm bùng phát triệu chứng của các bệnh lý sau:
- Viêm da cơ địa
- Chàm
- Hen suyễn
- Viêm mũi/ viêm xoang dị ứng
- Sốt cỏ khô
Bên cạnh đó dị ứng hải sản còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ rối loạn hệ tiêu hóa và mệt mỏi. Trẻ nhỏ thường xuyên bị dị ứng có xu hướng chậm lớn, chán ăn, phát triển kém và có nguy cơ phát triển các bệnh liên quan đến cơ địa.
Một phản ứng phản vệ với hải sản có vỏ hoặc bất cứ nguyên nhân nào cũng cần được cấp cứu khẩn cấp và đòi hỏi điều trị bằng tiêm epinephrine (adrenaline) và đến phòng cấp cứu ngay.
Triệu chứng và dấu hiệu của dị ứng hải sản có vỏ
Các triệu chứng phổ biến của dị ứng hải sản có vỏ là:
- Da bị nổi mề đay, phát ban, gây ngứa và nóng rát
- Có thể bùng phát triệu chứng của viêm da cơ địa, chàm
- Nghẹt mũi, sổ mũi, ngứa mũi, thở khò khè, chảy nước mắt,…
- Cổ họng bị sưng và ngứa, môi và mặt có thể sưng nhẹ đến nặng
- Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng và tiêu chảy
- Khó thở, chóng mặt, đau đầu và ngất xỉu
Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm:
- Cổ họng bị sưng hay nghẹn trong cổ họng (đường thở co thắt) làm cho việc hít thở khó khăn
- Sốc với huyết áp sụt giảm nghiêm trọng
- Mạch đập nhanh
- Chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh
Cách điều trị dị ứng hải sản có vỏ
Hiện tại, cách điều trị tốt nhất là tránh ăn các loại hải sản gây dị ứng. Nếu sau đó dị ứng không giảm bớt hay có những diễn biến phức tạp. Cần can thiệp sớm để hạn chế biến chứng là rất cần thiết.
Xử lý ở da
Các biện pháp sẽ tập trung ở khía cạnh làm giảm triệu chứng và ngăn chặn tổn thương mới.
Trong một số trường hợp nhẹ, các triệu chứng dị ứng hải sản nhẹ khác có thể tự khỏi mà không cần điều trị.
Trên thực tế, dị ứng hải sản ở da được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất là chăm sóc da và thuốc chống dị ứng. Một miếng gạc lạnh hoặc khăn lạnh sẽ giúp bạn giảm ngứa, vừa dễ làm lại hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số thuốc chống dị ứng. Chẳng hạn thuốc kháng histamin hay kháng viêm corticosteroid nếu tình trạng mề đay quá nặng hoặc biểu hiện lên toàn thân.
Điều trị đường tiêu hóa
Bên cạnh nổi mề đay hay phát ban ngứa do hải sản đặc biệt là những loại hải sản có vỏ cũng có thể gây dị ứng ở đường tiêu hóa. Điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc rối loạn đường ruột.
Đối với trường hợp này, kích thích gây nôn để loại bỏ phần thức ăn còn sót lại trong dạ dày là biện pháp cần được tiến hành đầu tiên. Nếu bị tiêu chảy, nên cho người bệnh uống dung dịch oresol để bù nước và điện giải. Tránh dùng thuốc cầm tiêu chảy sớm, bởi cơ thể đang cần thải hết chất độc ra ngoài.
Có hay không biện pháp phòng tránh?
Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn ngăn chặn dị ứng hải sản có vỏ:
- Nên tìm hiểu kỹ thành phần món ăn trước khi ăn ở một quán lạ.
- Tránh ăn tại một nhà hàng hải sản hoặc mua bán ở chợ cá. Một số người phản ứng ngay cả khi họ hít phải hơi nước hoặc hơi nấu từ hải sản có vỏ. Lây nhiễm chéo cũng có thể xuất hiện trong các cơ sở phục vụ đồ hải sản.
- Đọc nhãn thực phẩm cẩn thận. Các công ty được yêu cầu phải ghi rõ các sản phẩm thực phẩm của họ có chứa hải sản có vỏ. Tuy nhiên, họ không cần phải công bố trên nhãn nếu sản phẩm có chứa hải sản thân mềm, như sò điệp và hàu. Hãy thận trọng với các loại thực phẩm có chứa thành phần mơ hồ như “hương vị hải sản”, “nguồn từ cá”.
- Hãy cho mọi người biết. Trong khi bay, nếu chuyến bay có phục vụ bữa ăn, hãy hỏi tiếp viên xem có cá hoặc hải sản có vỏ trong các món ăn được chuẩn bị và phục vụ không. Hãy nói với sếp của bạn hay trường học và người chăm sóc con bạn về dị ứng. Nhắc người đãi tiệc về dị ứng của bạn khi bạn nhận lời mời dự tiệc.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Dị ứng hải sản có vỏ là một trường hợp dị ứng khá phổ biến. Trường hợp nhẹ có thể tự khỏi nhưng đối với trường hợp nặng, nguy cơ tử vong không hề thấp.
Bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về bệnh dị ứng hải sản có vỏ. Hy vọng giúp bạn có thể bổ sung kiến thức nhằm phát hiện được bệnh sớm hoặc phòng tránh các nguy cơ tiềm ẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Không thể bằng lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Nếu bạn đang có các dấu hiệu trên hãy đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- 7 mẹo xử lý nhanh dị ứng hải sản tại chỗ
- Bà bầu bị dị ứng hải sản phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp