Bệnh giãn tĩnh mạch dưới bắt nguồn từ sự tổn thương các van trong lòng tĩnh mạch. Khiến lưu lượng máu lưu thông từ chân trở về tim bị chậm hoặc tắt nghẽn. Thậm chí còn xảy ra tình trạng chảy máu ngược khi van tĩnh mạch bị hở, khiến tĩnh mạch sưng phù, kéo giãn quá mức do chịu áp lực lớn.
Dấu hiệu 1: Phát hiện bệnh giãn tĩnh mạch dưới khi quan sát bằng mắt
Giãn, nổi chằng chịt, kéo dài tĩnh mạch dưới da ở đùi và chân nói chung nhìn thấy rõ khi đứng. Tuy nhiên ở bệnh nhân béo phì có thể cần thiết phải sờ để phát hiện biểu hiện và vị trí.
Dấu hiệu 2: Người mắc bệnh giãn tĩnh mạch dưới có cảm giác khác so với bình thường
- Mỏi chân, nặng chân, đau bắp vế, cảm giác bị căng nặng.
- Sưng mắt cá chân, thấy rõ nhất là buổi tối sau một ngày làm việc.
- Hay bị chuột rút, nhất là vào ban đêm.
- Cảm giác bị kiến bò và ngứa chân.
- Đau cổ chân. Có vết chàm hay loét vùng cổ chân, viêm mô dưới da.
- Một bên chân sưng phù, nhất là khi đứng nhiều. Nổi các sợi gân xanh.
- Đau nhức bắp vế, chuột rút thường xuyên nhất là về đêm.
- Chân nóng sưng đỏ và rất đau, các tĩnh mạch nổi rõ và cứng chứng tỏ có viêm tắc tĩnh mạch.
Những triệu chứng của bệnh tăng khi đứng lâu, giảm dần nếu gác chân lên cao.
- Toàn bộ hệ thống tĩnh mạch bị giãn lớn, gây rối loạn biến dưỡng da, những vết loét lâu lành, nhiễm trùng và chảy máu chân.
Dấu hiệu 3: Nhận biết bệnh giãn tĩnh mạch dưới qua các biến chứng
Xuất huyết
Xuất huyết là tình trạng máu thay vì chảy từ chân trở về tim trong lòng tĩnh mạch thì chúng lại chảy ngược về chân. Do van tĩnh mạch bị hở gây rối loạn tuần hoàn máu.
Xuất hiện huyết khối
Đây là tình trạng máu bị ứ động, tụ lại thành từng cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Điều này khiến tĩnh mạch giãn ra quá mức và nổi rõ trên bề mặt da.
Thuyên tắc tĩnh mạch phổi
Nếu các cục máu đông trong lòng tĩnh mạch di chuyển lên trên gây thuyên tắc tĩnh mạch phổi. Lúc này nguy cơ bị suy hô hấp và tử vong hoàn toàn có thể xảy ra.
Các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới có thể phát triển thông qua 6 mức độ
Từ những dấu hiệu mờ nhạt ban đầu cho đến các biểu hiện rõ rệt khi bệnh phát triển nặng:
- Mức độ 1: Chân có dấu hiệu đau nhẹ. Xuất hiện cảm giác nặng chân, tê chân, dễ bị chuột rút vào ban đêm.
- Mức độ 2: Khi đi lại hay đứng lâu có dấu hiệu bị phù chân. Nổi các tĩnh mạch li ti dưới da.
- Mức độ 3: Các tĩnh mạch to dần và nổi ngoằn ngoèo dưới da chi dưới.
- Mức độ 4: Da bắt đầu đổi màu sẫm hơn (chàm da) do máu tích tụ làm rối loạn biến dưỡng.
- Mức độ 5: Chân đau nhức âm ỉ, bề mặt da xuất hiện những vết lở loét có thể tự lành.
- Mức độ 6: Khả năng tự phục hồi của các vết lở loét ngày càng giảm. Tích tụ mủ dưới da, dễ gây nhiễm trùng. Phát sinh nhiều biến chứng phức tạp khác.
Khi bệnh giãn tĩnh mạch dưới phát triển đến mức độ 6 thì khả năng phục hồi rất khó. Bởi lúc này bề mặt da lở loét gần như bị hủy hoại do tích tụ mủ và nhiễm trùng, khiến chân đau nhức khó chịu, khả năng vận động giảm đáng kể. Do đó, cần theo dõi kỹ các dấu hiệu giãn tĩnh mạch chi dưới để nhận biết được bệnh từ sớm.
Xem thêm Nguyên nhân và biến chứng bệnh giãn tĩnh mạch dưới
Đừng quên ghé Medplus hằng ngày để cập nhật nhiều tin tức tổng hợp nhé!
Nguồn tổng hợp NHS