Đối với người Việt Nam thì bên cạnh trà (chè) thì cà phê là một loại thức uống phổ biến và được đa số người Việt ưu ái sử dụng hầu như là hàng ngày. Nó giúp chúng ta tỉnh táo, tập trung và tạo nguồn cảm hứng trong công việc cũng như học tập.
Tuy nhiên, có những lúc thói quen có thể khiến chúng ta lo lắng, thường là khi ai đó nhắc chúng ta rằng chúng ta “nhiều quá thì không tốt”. Và chính xác thì đâu là thời điểm mà lợi ích của cà phê bỗng trở nên có hại? Dưới đây Medplus sẽ cung cấp cho bạn vài lợi ích và tác hại của cà phê mà bạn có thể chưa biết.
1. Giá trị dinh dưỡng của cà phê
Việc xác định xem chúng có tốt cho sức khỏe hay không phụ thuộc phần lớn vào cách bạn diễn giải từ “lành mạnh”. Nếu mục đích của bạn là thưởng thức một thức uống thỏa mãn mà ít calo, carbohydrate và chất béo, thì một tách cà phê đen thuần (không thêm đường, sữa hoặc kem) chắc chắn phù hợp với nhu cầu của bạn.
Nó chỉ trở thành mối lo ngại của chế độ ăn uống khi bạn bắt đầu thêm các thành phần như sữa, hương liệu, xi-rô, đường hoặc kem đánh bông. Tại thời điểm này, một ly cà phê có thể chứa nhiều calo và chất béo như một lát bánh ngọt cực lớn.
Mặc dù một tách cà phê đơn thuần không có sữa hoặc các chất bổ sung khác là tốt cho bạn, nhưng nó thực sự chỉ tốt khi nó không thêm bất kỳ lượng calo nào. Bên cạnh việc cung cấp một lượng vi lượng kali, nó không có giá trị dinh dưỡng thực sự và các loại đồ uống liên quan khác nhau cung cấp nhiều calo hơn mức cần thiết.
2. Lợi ích của cà phê
Cà phê được biết đến là một chất kích thích để cải thiện tinh thần minh mẫn và tỉnh táo khi sử dụng điều độ. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng những lợi ích của nó có thể mở rộng ra ngoài sức khỏe tinh thần đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Theo một đánh giá năm 2017 về các nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, tiêu thụ cà phê có liên quan nhiều đến lợi ích sức khỏe hơn là tác hại. Cà phê rang là một hỗn hợp phức tạp của hơn 1.000 hợp chất hoạt tính sinh học, trong số đó có tác dụng chữa bệnh tiềm năng chống oxy hóa, chống viêm hoặc chống ung thư.
Trong số những phát hiện của các nhà nghiên cứu xác định rằng uống ba đến bốn tách mỗi ngày sẽ có những tác dụng sau:
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư xuống 18% (cụ thể là ung thư tuyến tiền liệt, ung thư nội mạc tử cung, u ác tính, ung thư miệng, bệnh bạch cầu, ung thư da và ung thư gan)
- Giảm 16% nguy cơ tử vong do bệnh động mạch vành (CAD)
- Giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa 9%
- Giảm 28% nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD)
- Giảm 19% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
- Giảm 30% nguy cơ tử vong do đột quỵ
- Giảm nguy cơ xơ gan 39%
Hơn nữa, uống cà phê thường xuyên có liên quan đến việc giảm nguy cơ trầm cảm và rối loạn nhận thức như bệnh Alzheimer.
3. Tác hại của cà phê
Mặc dù có vẻ là có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cà phê có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với một số người.
Cũng theo nghiên cứu này, nguy cơ gãy xương tăng lên đáng kể với mỗi tách cà phê mà phụ nữ lớn tuổi uống. So sánh với nam giới lớn tuổi, tỷ lệ này dường như giảm xuống. Điều này làm suy yếu một số bằng chứng ban đầu cho thấy nó vốn có lợi cho bệnh loãng xương, một tình trạng ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới.
Cũng có bằng chứng nhất quán cho thấy cà phê có thể làm tăng nguy cơ gây hại cho thai nhi trong thời kỳ mang thai. So với những phụ nữ mang thai không uống, thì những người uống nhiều hơn sáu cốc mỗi ngày có nguy cơ bị sẩy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân cao hơn.
Tương tự, tiêu thụ nhiều cà phê có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Trong khi đó, cà phê không lọc được chứng minh là làm tăng mức cholesterol toàn phần cũng như chất béo trung tính và cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL). Sử dụng bộ lọc có thể giúp giảm nguy cơ này.
Từ quan điểm rộng hơn, cà phê có chứa caffeine, một chất kích thích mạnh có thể gây ra các triệu chứng bất lợi nếu lạm dụng quá mức.
Dù có lợi, song nó cũng mang lại khá nhiều nguy cơ dẫn đến nhiều loại bệnh khác nhau. Nếu bạn là người nghiện, hãy thử cân nhắc giảm lượng cà phê nạp vào cơ thể mỗi ngày hoặc thay thế chúng bằng một loại thức uống lành mạnh khác (chẳng hạn như nước lọc). Nếu bạn không thể cai hoàn toàn, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ cân nhắc một lượng vừa đủ cà phê cho một ngày, đừng quá lạm dụng khi cơ thể bạn cần nghỉ ngơi.
Nguồn tham khảo: Health Benefits and Risks of Coffee
Các bài viết liên quan: