Với những áp lực đến từ công việc và cuộc sống, bạn thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều sự căng thẳng tinh thần, cảm xúc nặng nề, tâm trạng đi xuống. Từ đó đẫn đến tình trạng thường xuyên đau đầu chóng mặt. Hiểu được vấn đề khó khăn nang giải này, Medplus đã giúp bạn tìm hiểu và nghiên cứu được 4 bài tập Yoga giúp chữa chóng mặt đau đầu cực hiệu quả, cùng xem ngay nhá!
1. Nguyên nhân gây chóng mặt
Chóng mặt là một hiện tượng rối loạn liên quan đến sự xáo trộn cảm giác cân bằng trong não.Đây là nơi điều hướng các chuyển động của cơ thể và tai trong.
Thông thường, nguyên nhân gây ra chóng mặt là do sự thiếu hụt hoặc giảm lưu lượng máu đến tai, sự tích tụ của canxi hoặc chất lỏng, thậm chí là sự xâm nhập của virus. Ngay cả một virus đơn giản gây ra cảm lạnh hoặc cảm cúm cũng có thể tấn công tai trong và các dây thần kinh liên kết với não, gây ra chóng mặt.
Một số tổn thương khác ở đầu cũng có thể làm mất thính giác, buồn nôn và chóng mặt. Ngoài ra, một khối u nào đó hay bệnh xơ cứng động mạch cũng có thể cũng có tác động tiêu cực lên khả năng giữ thăng bằng của bạn.
2. Yoga có thể điều trị chóng mặt như thế nào?
Một số tư thế yoga sẽ có khả năng tác động tốt lên hệ thần kinh, giúp chúng khỏe hơn. Những tư thế này cũng giúp cho hệ cân bằng hoạt động trong tai hoạt động tốt hơn, cải thiện khả năng tập trung.
Thêm vào đó, thực hiện các động tác yoga là cách hỗ trợ các hoạt động của hệ thống thần kinh giao cảm, từ đó hoạt động trơn tru hơn, làm tăng lưu thông trong đầu và phần còn lại của cơ thể.
3. Các tư thế yoga giúp chữa chóng mặt trong tích tắc
3.1. Tư thế svastikasana –thiền
Tư thế thiền giúp bạn cải thiện sự dẻo dai của cơ lưng và cơ hông, đồng thời còn giúp giảm đau nhức mệt mỏi khi bị chóng mặt.
Cách thực hiện
- Ngồi thẳng, hai chân khoanh vào nhau để chân phải chạm vào đùi chân trái và ngược lại
- Giữ phần lưng và thân trên thẳng, nếu cần thiết bạn hãy điều chỉnh phần hông và mông để đảm bảo lưng thẳng.
- Đặt tay lên trên đầu gối và giữ vững tư thế
- Điều hòa nhịp thở và thư giãn
3.2. Tư thế đứng bằng đầu có hỗ trợ (trồng cây chuối)
Tư thế trồng cây chuối giúp bạn ngay lập tức tăng lượng máu lên não. Máu sẽ đem theo oxy và chất dinh dưỡng lên cung cấp cho bộ phận này, giúp giải độc và xoa dịu nó, từ đó giảm chứng chóng mặt. Đây là tư thế tác động rất tốt lên hệ thần kinh.
Cách thực hiện
- Ngồi, đầu gối gập chạm sàn rồi đặt tay trên sàn với 2 bàn tay đan vào nhau
- Mở 2 khuỷu tay rộng bằng vai, sau đó từ từ cúi đỉnh đầu chạm sàn vị trí 2 tay đỡ
- Hít vào rồi giữ thẳng đầu gối, bước chân lên trước, sau đó thở ra và nâng bàn chân lên khỏi sàn
- Cố gắng cân bằng và đưa chân lên khỏi sàn. Từ từ thực hiện và giữ tư thế trong vài giây, sau đó thả lỏng cơ thể
3.3 Tư thế yoga xác chết
Đây là tư thế tuy có vẻ dễ dàng nhưng cũng là một trong những tư thế yoga khó nhất về rèn luyện tâm trí. Tư thế xác chết được thực hiện sau mỗi buổi tập để giúp chữa lành sâu và thư giãn hoàn toàn cơ thể của bạn. Người tập cũng có thể thực hành tư thế này bất cứ khi nào bạn cảm thấy mệt mỏi và chóng mặt.
Cách thực hiện
- Nằm thẳng trên sàn, không sử dụng bất kỳ gối hay đệm nào, nhắm mắt
- Đặt 2 chân cách nhau một khoảng, đảm bảo bạn luôn cảm thấy thoải mái. Các ngón chân thư giãn hoàn toàn
- Cánh tay đặt dọc cơ thể, 2 lòng bàn tay mở hướng lên trên
- Từ từ chuyển sự chú ý của bạn đến toàn bộ các bộ phận trên cơ thể bạn, bắt đầu từ ngón chân lên trên, cho đến đỉnh đầu.
- Hít thở chậm, sâu. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn hoàn toàn. Hãy tập trung toàn bộ cơ thể và quên đi các nhiệm vụ khác. Và đừng có ngủ gật
- Trong từ 10 – 12 phút, khi cơ thể bạn cảm thấy thư giãn và sảng khoái, trở mình sang 1 bên, giữ tư thế đó 1 phút và ngồi dậy
- Hít thở thật sâu và bắt đầu nhận thức về môi trường xung quanh trước khi mở mắt ra
3.4. Tư thế cái cày
Tư thế cái cày giúp kéo căng phần cơ ở vùng cổ, vai và lưng, làm giảm stress, xoa dịu tâm trí, cân bằng cảm xúc, từ đó hạn chế tình trạng chóng mặt.
Cách thực hiện
- Nằm duỗi thẳng người trên thảm hoặc sàn nhà, 2 tay xuôi dọc theo bên hông
- Hít thở sâu, dùng tay làm chủ lực, từ từ nâng người lên cao 2 chân hướng lên trời
- Khi mới bắt đầu làm quen với động tác này, bạn có thể dùng tay hỗ trợ nâng người lên cao hết mức có thể
- Cố gắng đẩy chân cao qua khỏi đầu chạm đất. Giữ nguyên tư thế trong vòng 10-20 giây.
- Hít thở đều đặn rồi nhẹ nhàng đưa cơ thể trở về trạng thái ban đầu
Nếu không tình trạng mất cân bằng không quá trầm trọng, bạn có thể tham khảo các bài tập yoga chữa chóng mặt ở trên. Để nâng cao hiệu quả luyện tập, bạn sẽ cần một huấn luyện viên cá nhân tư vấn các tư thế yoga phù hợp với mình.
4. Những lưu ý khi người bị chóng mặt tập yoga
Hít thở đúng cách
Không chỉ người mắc chứng chóng mặt, bất cứ ai tập yoga đều phải nắm vững những nguyên tắc hít thở khi tập môn này. Bạn cần luyện thở thật chính xác, dùng tâm trí để dẫn khí đi theo các kinh mạch từ dưới chân lên tới đỉnh đầu,…
Nếu thực hiện không đúng cách và đồng bộ, hít thở không phù hợp với những động tác, chắc chắn sẽ không mang lại tác dụng nào cho sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh, dẫn đến trầm cảm, gây các triệu chứng chóng mặt hoa mắt nhiều hơn và khó phục hồi được.
Bổ sung đủ nước
Lưu ý thứ hai là uống nhiều nước trong ngày (từ 2 – 3 lít), vì nước giúp làm sạch toàn bộ bên trong cơ thể, chứ không chỉ riêng đường tiêu hóa. Uống đủ nước tạo điều kiện lưu thông máu tốt hơn, giúp tinh thần minh mẫn và cải thiện chứng chóng mặt.
Bạn có thể uống dạng nước khoáng hoặc trà xanh, nước trái cây, sữa tươi, sữa đậu nành hay nước quả tươi… Nên hạn chế uống những thức uống chứa chất kích thích, nước có gas hay rượu bia.
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng
Tuyệt đối không bò bữa hay ăn uống qua loa, tập yoga cũng là một dạng tập luyện, đốt cháy khá nhiều năng lượng. Việc ăn uống thiếu chất còn trực tiếp khiến bạn chóng mặt.
Cũng nên bổ sung thêm vào thực đơn những sản phẩm từ động vật như cá, sữa, bơ, trứng… một cách hợp lý. Không nên ăn nhiều sản phẩm giàu đạm, mỡ khó tiêu, gây cảm giác ì trệ cho cơ thể như: phủ tạng, thịt nhiều mỡ…
Chú ý tư thế khi tập luyện
Khi luyện tập, nên thoát khỏi các tư thế lộn ngược một cách chậm rãi. Vì chứng chóng mặt có thể khiến bạn gặp tai nạn hoặc chấn thương nếu thay đồi tư thế đột ngột khi tập luyện.
Nếu mắc chứng cao huyết áp hoặc tim mạch, bạn chỉ nên giữ những tư thế đứng mạnh mẽ hay nằm sấp trong một thời gian ngắn. Ngoài ra, đối với chứng cao huyết áp, hãy lót hai cánh tay dưới đầu.
Bài tập trên sẽ giúp cơ thể của bạn phát triển tích cực hơn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: