Gai cột sống là biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống. Khi quá trình thoái hóa diễn ra lâu dần sẽ làm sụn bị mất nước và canxi hóa, lúc đó lượng canxi tụ lại ở dây chằng sẽ tạo ra các gai xương. Trong quá trình hoạt động hằng ngày, các gai xương gây chèn ép dây thần kinh hoặc cọ sát vào xương khiến người bệnh bị đau nhức, khó khăn trong di chuyển. Bên cạnh việc dùng thuốc bạn có thể lựa chọn các phương pháp luyện tập thể thao như Yoga chẳng hạn. Cùng Medplus tìm hiểu ngay nhé!
1. Lợi ích của Yoga đối với bệnh gai cột sống
- Giúp cho các cơ xương được kéo giãn và làm căng cột sống: Các động tác của yoga chủ yếu là các động tác chậm, đơn giản, không quá khó để thực hiện. Tuy vậy, độ hiệu quả của những động tác tưởng chừng như không có gì đặc biệt này lại hỗ trợ cho các cơ xương được kéo giãn và làm căng cột sống.
- Giảm được các triệu chứng gây tê bì, đau nhức cột sống: Nhờ tập yoga mà các bộ phận của cơ thể như cơ hành, các dây thần kinh gây ảnh hưởng tới gai cột sống lại được tác động mạnh mẽ. Chính vì vậy, có thể ngăn chặn sự đau đớn từ các gai cột sống, giúp chúng được thư giãn, tác động nhẹ nhàng và từ từ hơn. Lúc này, tập yoga sẽ hạn chế được các cơn đau, giúp các đốt sống có thể di chuyển về đúng vị trí ban đầu ở cột sống.
- Giúp cơ thể sản sinh ra Serotonin – một chất ổn định tâm trạng trong não bộ: Hormone Serotonin là một chất dẫn truyền xung thần kinh, do tế bào thần kinh trực tiếp sản xuất. Đây là hormone rất quan trọng, chỉ được tìm thấy trong não bộ, hệ thần kinh, hệ tiêu hoá và tiểu cầu trong máu. Hormone này có sự tác động đến tâm trạng của chúng ta. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng, khi tập yoga, hormone này có thể sản sinh nhanh chóng, đơn giản hơn.
- Cải thiện sức mạnh gân cơ vùng thắt lưng và bụng, ngăn ngừa sự co cứng cơ: Do các bài tập, động tác của yoga chủ yếu là các bài tập có tác động đến toàn bộ các bộ phận của cơ thể. Các động tác có vẻ chậm rãi, mềm dẻo nhưng lại có tác động khá tốt đến việc giúp cho cải thiện các gân cơ vùng thắt lưng và bụng. Tập yoga là cách đơn giản nhất để thắt chặt các cơ bắp xung quanh cột sống.
- Duy trì cột sống được khỏe mạnh: Tập luyện yoga thường xuyên không chỉ đem đến sự thay đổi rõ rệt về sự dẻo dai của toàn bộ cơ thể. Mà nhất là việc các cơ bắp, các hệ cơ quan, đặc biệt là cột sống được tác động mạnh mẽ nhất. Nhờ vậy, cột sống thường xuyên được rèn luyện giúp duy trì cột sống khỏe mạnh hơn.
- Giúp kiểm soát cân nặng: Một trong những lợi ích mà các chị em ưa thích nhất ở yoga chính có thể kiểm soát cân nặng tốt. Do các các bài tập của yoga đều tác động đến toàn thân, cần sự tập trung cao độ của cả thể lực và tâm trí. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi việc đốt cháy năng lượng, duy trì cân nặng là điều có thể dễ dàng nhận được khi bạn tập luyện yoga.
- Hỗ trợ tạo điểm cố định cho cột sống thắt: Cuối cùng, các bài tập yoga nói chung, cũng như các bài tập có tác động tốt cho người bị gai cột sống nói riêng chính là tạo điểm cố định cho cột sống thắt. Do trong quá trình tập luyện, các động tác, bài tập có tác động đến cột sống nhiều hơn, lực tác động với tần suất đa dạng. Đây đều là những điểm vô cùng thuận lợi để điểm cố định cột sống thắt có thể nhanh chóng vào nếp.
2. 4 bài tập Yoga giúp chữa gai cột sống hiệu quả
2.1 Tư thế rắn hổ mang
Đây là một tư thế yoga cho bệnh gai cột sống khá phổ biến. Động tác này có thể tăng cường sức khỏe cho cột sống, kéo căng cơ ngực, phổi, vai và bụng. Bên cạnh đó, nó cũng giúp làm dịu các triệu chứng đau thần kinh tọa.
- Bước 1: Người bệnh nằm sấp trên sàn nhà, chân duỗi ra sau, đỉnh bàn chân chạm sàn nhà. Ấn các đầu ngón chân, đùi và đỉnh xương mu xuống sàn nhà.
- Bước 2: Khi hít vào, duỗi thẳng cánh tay để nâng ngực khỏi sàn
- Bước 3: Cố gắng căng cơ thể ra phía sau, đến khi bạn cảm nhận được giới hạn tối đa thì dừng lại.
- Bước 4: Giữ yên tư thế trong 15 đến 30 giây, thả lỏng để trở về tư thế nằm sấp.
2.2 Tư thế con mèo
Đây là động tác giúp kéo giãn cơ lưng, cổ và giúp cơ bụng, cơ quan quanh cột sống có thể thư giãn tốt hơn.
- Bước 1: Người bệnh đặt tay và đầu gối ở trên sàn nhà, đảm bảo đầu gối được đặt ngay dưới hông. Cổ tay, khuỷu tay, vai thẳng hàng và vuông góc với sàn nhà.
- Bước 2: Khi bạn thở ra, cố gắng vòng cột sống hướng về trần nhà, đầu hướng xuống sàn nhà nhưng không được ép vào ngực.
- Bước 3: Giữ yên tư thế trong 30 giây sau đó hít vào, thả lỏng và quay lại tư thế ban đầu.
2.3 Tư thế chó cúi đầu
Tư thế này có thể làm trẻ hóa cơ thể của người tập. Nó giúp kéo giãn cột sống, tăng cường sức mạnh của cơ ngực và làm tăng dung tích của phổi. Nó cũng giúp mang lại sức mạnh cho cánh tay, vai, chân, bàn chân và tăng lượng máu lưu thông đến não.
- Bước 1: Chống tay và chân xuống đất, sao cho cấu trúc cơ thể giống như một cái bàn. Thở ra nhẹ nhàng và nâng hông lên trong khi duỗi thẳng khuỷu tay và đầu gối. Khi đó, cơ thể người bệnh sẽ giống như một chữ “V” úp ngược.
- Bước 2: Giữ cho cánh tay thẳng hàng với vai và bàn chân thẳng hàng với hông.
- Bước 3: Ấn bàn tay xuống đất và cố gắng căng cơ cổ. Hãy chắc chắn là tai chạm vào cánh tay, mắt nhìn về phía rốn.
- Bước 4: Giữ yên tư thế trong vài giây, sau đó uốn cong đầu gối và trở lại vị trí ban đầu.
2.4 tư thế cây cầu
Động tác này có thể giúp người bệnh kéo giãn cơ ngực, cổ và cột sống. Bên cạnh đó, động tác cũng giúp người bệnh làm dịu não, giảm căng thẳng, kích thích cơ bụng, phổi và giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn.
- Bước 1: Đầu tiên người bệnh cần nằm ngửa trên sàn. Nếu cảm thấy khó chịu, người bệnh có thể đặt một chiếc chăn dày được gấp đôi lại để bảo vệ cổ.
- Bước 2: Cong đầu gối và đặt chân xuống sàn, hai tay nắm chặt phía dưới, cố gắng để gót càng sát vào mông càng tốt.
- Bước 3: Hít thở nhẹ nhàng, cố gắng giữ cho đùi và chân vuông góc với nhau và nâng mông lên khỏi sàn nhà. Hai tay để dọc theo cơ thể, lực chịu vào vai và cánh tay.
- Bước 4: Giữ nguyên tư thế trong khoảng 30 giây đến 1 phút. Thở ra nhẹ nhàng, sau đó trở về vị trí ban đầu một cách từ từ.
Những bài tập trên sẽ giúp cải thiện bệnh gai cột sống của bạn nếu như tập đều đặn mỗi ngày. Với trường hợp luyện tập không có kết quả khi tập, có vấn đề khác xảy ra hoặc bạn muốn tập luyện bằng những phương pháp khác thì bạn nên tới các phòng khám uy tín để được tư vấn, chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này của Medplus. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ và để lại bình luận bên dưới bài viết bạn nhé. Đội ngũ Medplus sẽ rất vui nếu nhận được những ý kiến đóng góp của các bạn.
Mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết mới nhất: