Cùng với Medplus tìm hiểu về Bệnh tiêu chảy mãn tính bạn nhé! Liệu nó có nguy hiểm không ?
1.Tiêu chảy mãn tính là gì ?
Tiêu chảy mãn tính được định nghĩa là đi phân lỏng từ trên 3 lần trong ngày kéo dài trên 4 tuần. Ước tính khoảng 1- 4% người lớn bị bệnh này.
Ngoài đi ngoài phân lỏng nhiều lần, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như:
- Đầy hơi
- Buồn nôn
- Chuột rút bụng
- Sốt
- Phân có thể lẫn máu, sủi bọt
2. Nguyên nhân tiêu chảy mãn tính là gì ?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy mãn tính như do ăn uống, dị ứng, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm trùng,… Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tiêu chảy mãn tính có thể kể đến như:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy như do ăn uống, dị ứng, tác dụng phụ của thuốc, nhiễm trùng,…
- Các hội chứng kém hấp thu: Sụt cân, mắc bệnh viêm dạ dày, bệnh Crohn. Hội chứng ruột ngắn, ung thư biểu mô tụy, viêm tụy mạn tính, phát triển vi khuẩn quá nhanh như rối loạn tính di động, lỗ rò, túi thừa ruột non…
- Các rối loạn tính di động sau phẫu thuật ổ bụng, các rối loạn toàn thân như xơ cứng, đái tháo đường, hội chứng ruột kích thích, cường giáp,…
- Các bệnh mãn tính: chẳng hạn như nhiễm vi khuẩn, ký sinh vật, nguyên sinh động vật…
- Tiêu chảy thẩm thấu do sử dụng một số loại thuốc, các kháng acid…; tiêu chảy giả tạo…
- Tiêu chảy bài tiết do thuốc, kém hấp thu muối mật, u tuyến có lông nhung…
- Các bệnh viêm chẳng hạn như viêm loét ruột kết, bệnh crohn, viêm ruột kết vi thể, viêm ruột non do chiếu xạ, ung thư lympho, ung thư tuyến…
3. Tiêu chảy mãn tính nguy hiểm như thế nào?
Tiêu chảy mãn tính nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy hiểm. Có thể đe dọa đến tính mạng. Một số hậu quả của tiêu chảy có thể đến như:
Mất nước
Tiêu chảy mãn tính nếu không chữa trị có thể dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng.
Các dấu hiệu của mất nước bao gồm khát nước, đi tiểu ít, mệt mỏi, khô da, nước tiểu sẫm màu.
Ở trẻ em, cha mẹ có thể nhận thấy tình trạng mất nước khi trẻ khóc không ra nước mắt, khó chịu, sốt cao. Mất nước nhẹ có thể được điều trị bằng cách bù nước đường uống như uống nhiều chất lỏng như nước ép trái cây, nước canh và dung dịch bù nước.
Mất cân bằng điện giải
Khi ruột không hấp thụ chất lỏng, chất điện giải còn trong phân và được xả ra ngoài khi bị tiêu chảy. Trong khi đó cơ thể cần cân bằng chất điện giải nhằm duy trì tính chất hóa học của máu và hỗ trợ chức năng nội tạng, hoạt động cơ bắp.
Để đảm bảo chất cân bằng chất điện giải, những người mắc tiêu chảy mãn tính cần bù chất điện giải bằng cách uống nước canh và nước trái cây thay vì uống nước lọc.
Suy dinh dưỡng
Theo các chuyên gia, tiêu chảy mãn tính có một mối quan hệ nhân quả với suy dinh dưỡng do tiêu chảy làm ức chế sự hấp thu các chất dinh dưỡng dẫn đến suy dinh dưỡng.
Trong khi đó, suy dinh dưỡng làm tăng tính nhạy cảm đối với bệnh nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy. Dấu hiệu của suy dinh dưỡng bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, khô da, răng bị phân hủy, suy nhược cơ thể, phát triển kém và học tập khó khăn.
4. Chữa trị tiêu chảy mãn tính như thế nào ?
Để điều trị tiêu chảy mãn tính hiệu quả, dứt điểm người bệnh cần phải giải quyết 3 vấn đề sau:
- Điều trị triệu chứng, giảm số lần đi ngoài, điều trị đau bụng, nôn, buồn nôn nếu có.
- Điều trị nguyên nhân gây tiêu chảy, ở mối nguyên nhân, bác sĩ điều trị sẽ có định hướng, phác đồ điều trị phù hợp.
- Phòng ngừa tái phát và biến chứng nếu có.
Theo đó, người bệnh cần giải quyết được nguyên nhân gây tiêu chảy bằng cách:
- Hạn chế tối đa rượu, bia, các chất kích thích.
- Hạn chế sử dụng đường sữa, các chất tạo ngọt nhân tạo.
- Nếu tiêu chảy do nguyên nhân do dị ứng gluten trong bột mì hay lactose trong sữa… người bệnh cần tránh sử dụng các chế phẩm có các chất này.
- Nếu tiêu chảy do tác dụng phụ của thuốc như thuốc nhuận tràng, thuốc kháng acid, thuốc có chứa magie, … cần được bác sĩ khám và điều chỉnh đơn thuốc phù hợp kịp thời.
- Điều trị các bệnh lý là nguyên nhân gây tiêu chảy kéo dài như cường giáp, đái tháo đường.
Người bệnh tiêu chảy mãn tính cần được phòng ngừa và điều trị biến chứng nếu có bằng cách bù nước và điện giải thích hợp.
Nếu bệnh nhân chưa có biểu hiện mất nước hoặc mới mất nước ở độ nhẹ, người bệnh có thể bù nước tại nhà bằng uống nước, dung dịch oresol được pha đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Bù dịch sau mỗi lần đi ngoài và theo nhu cầu của người bệnh.
Riêng đối với trẻ nhỏ thì cần lượng dịch bù như sau:
- 50 ml sau mỗi lần đi ngoài đối với trẻ dưới 2 tuổi
- 100-200ml với trẻ 2-10 tuổi.
- Trẻ lớn uống theo nhu cầu.
- Trong trường hợp người bệnh tiêu chảy mãn tính có biểu hiện mất nước nặng hoặc nguy kịch cần được điều trị theo dõi tại bệnh viện. Khi đó bác sĩ chỉ định bù dịch bằng đường truyền tĩnh mạch.
Người bệnh có thể được điều trị các biến chứng như điều trị tăng natri máu, hạ natri máu, hạ kali máu theo phác đồ điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.
Ngoài ra người bệnh tiêu chảy mãn tính cần chú ý trong quá trình điều trị bệnh như chế độ ăn uống cần mềm lỏng, dễ tiêu, không kiêng khem quá mức, bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho người bệnh bao gồm chất đường bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Đặc biệt người bệnh không được tự ý mua, sử dụng kháng sinh điều trị tùy tiện. Một số biện pháp dân gian cũng có thể điều trị tiêu chảy nhưng không có hiệu quả triệt để. Để điều trị dứt điểm, tốt nhất người bệnh nên đến bệnh viện khám, phát hiện nguyên nhân và có hướng điều trị đúng đắn.
Như vậy, Medplus đã cũng cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về Tiêu chảy mãn tính, hy vọng bài đọc sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức để nhận biết về căn bệnh tiêu chảy mãn tính này hơn
Bên cạnh đó, Medplus cũng cung cấp thêm nhiều bệnh: